Nhắc trống đồng, dễ nghĩ ngay đến văn hóa Ðông Sơn. Thực ra, không phải bất cứ trống đồng nào cũng thuộc vào văn hóa Ðông Sơn. Heger chia trống đồng thành bốn loại chính. Phạm Minh Huyền cho biết: “Tất cả các trống (...) tìm được trong các di tích của văn hóa Ðông Sơn đều thuộc (…) loại I”. Ba loại trống kia ra đời sau khi văn hóa Ðông Sơn đã giải thể, trong những cộng đồng người có liên hệ sao đó với Ðông Sơn... (TT)



“Phân loại trống đồng”

Chử Văn Tần




F. Heger (1902) (...) phân trống đồng thành 4 loại (...) coi (...) loại I là sớm hơn cả (...)

Loại I (...) nhìn nghiêng dáng trống có ba phần rõ: tang phình đều, thân thẳng hoặc choãi, chân có hình nón cụt (...) trên mặt (...) trống (...) muộn (có) tượng cóc (...)

Loại II (...) mặt chờm khỏi tang và có tượng, tang không phình mà thẳng hay thót dần. thân nở và dần liền với chân không tách thành hai phần rõ (...)

Loại III (...) mặt trống chờm khỏi tang và có tượng cóc (...) tang trống thon dần, thân và chân là một có hình ống (...)

Loại IV (...) nhỏ hơn (...) thấp lùn (...) mặt liền với mép tang, nói chung không có tượng nổi (...) tang và thân được phân biệt bởi một đường chỉ nổi


(Chử Văn Tần,
Văn hóa Ðông Sơn - văn minh Việt cổ, nxb. Khoa Học Xã Hội, 2003)