Đồ gốm hoa nâu Lý – Trần không phải toàn đẹp.

Những món mà trang trí “thực” quá, rậm quá, về mỹ thuật đều không thành công.

Hoài Thanh có lần nói về thơ: “Đã dở thì không tiêu biểu gì hết. Ðặc sắc mỗi nhà thơ chỉ ở trong những bài hay”.

Đúng. Và không chỉ đúng riêng cho thơ, mà cho tất cả các loại nghệ phẩm.

Đặc sắc đồ gốm hoa nâu Lý – Trần chỉ ở trong những món đẹp.

(Thu Tứ)



Nguyễn Đình Chiến, Gốm hoa nâu thời Lý - Trần



Đây là loại đồ gốm (…) cốt gốm dày dặn, dùng men nâu làm trang trí trên nền men ngà hoặc phủ toàn bộ men nâu (…) Hoa văn (…) tạo bằng nét khắc chìm và tô nâu (…) Họa tiết (…) sắp xếp thành những mảng to trên nền thoáng (…) Có những trang trí vẽ nâu dưới men trắng như một gạch nối với dòng gốm hoa lam (…) (Ngoài ra còn có) trang trí nổi theo phong cách phù điêu (…)

(…) hoa lá, đặc biệt nhiều là hoa sen (…) dưới dạng phù điêu (…) trên vai ấm, thạp, liễn, đĩa, chân đế (…) Băng cánh sen nổi, cánh to xen cánh nhỏ, dài mập, đều đặn, trau chuốt là phong cách Lý, còn cánh sen bản dẹt, đầu cánh tròn, trên mặt cánh lại xuất hiện cả mặt nhẫn (?) là phong cách Trần. Hoa sen (…) khắc chìm và tô nâu khá phổ biến trên nhiều loại hình ấm, chum, chân đèn, thạp, liễn (…) Đồ gốm hoa nâu thời Trần thường thấy (…) hoa lá sen theo xu hướng hiện thực: sen dây, sen cành và cả khóm hoa lá sen (…)

Hoa cúc, tuy không phổ biến như hoa sen nhưng cũng thấy thể hiện theo kiểu chạm khắc nổi, khắc và tô nâu, và cả vẽ nâu dưới men trắng ngà.

Hoa mai 5, 6 cánh, khắc và tô nâu trên thạp. Hoa chanh 4 cánh (hay gọi hoa thị) (có khi) xuất hiện dưới dạng trổ thủng, nhưng phổ biến là khắc và tô nâu trên thạp, liễn, chậu (…)

Các loại hoa văn khác (…) ít gặp (…)

Mây hình khánh khắc nổi hoặc khắc chìm tô nâu. Sóng nước thể hiện theo lớp vòng cung trên chân thạp, theo hình núi hay hình cánh sen dẹo. Các loại văn hình học còn gặp là hồi văn, mạng mai rùa và đặc biệt là vòng tròn nhỏ, vạch đứng song song - những hồi âm Đông Sơn (…)

Gốm thời Lý - Trần không chỉ đạt được tính thẩm mỹ cao mà còn khẳng định một tinh thần phục hưng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chẳng hạn, các mô-típ Đông Sơn quen thuộc như chữ S, chấm dải, vạch đứng song song, hình chim với bố cục ngược chiều kim đồng hồ v.v. lại thấy tái hiện (…) sau cả ngàn năm Bắc thuộc.


(Nguồn: tạp chí
Mỹ Thuật - Nhiếp Ảnh số tháng 8/2014)