Dưới đây Phạm Minh Huyền có nhắc vấn đề trống sớm, trống muộn.

Nếu trống đồng Ðông Sơn chủ yếu là nhạc cụ, nó hẳn thoạt tiên nhỏ bé, thô sơ, hoa văn sơ sài hoặc không có, rồi lần lần, do kỹ thuật phát triển, nó mới trở nên bề thế, tinh xảo, trang trí cầu kỳ, như trống Ngọc Lũ.

Nhưng có những nhà nghiên cứu lại cho rằng trống đồng là vật thiêng hơn là nhạc cụ và do đó đã hoàn thiện ngay từ đầu.

Sự thực là đâu, không biết có bao giờ ta được biết...
(Thu Tứ)



Phạm Minh Huyền, “Phân loại trống Ðông Sơn”



Tất cả các trống (...) tìm được trong các di tích của văn hóa Ðông Sơn đều thuộc cùng một loại, loại I theo cách phân loại của F. Heger. Ngày nay các nhà khảo cổ học Việt Nam thống nhất gọi loại trống này là trống Ðông Sơn (...)

Căn cứ vào dáng và hoa văn trang trí (...) 5 nhóm chính:

- Nhóm A (...) lớn, cân đối (...) hoa văn chính tả người, vật và động vật theo phong cách tả thực.

- Nhóm B (...) cân đối (...) hoa văn (...) đơn giản, chỉ (...) vành chim bay ở mặt là (...) tả thực, còn lại là hoa văn hình học.

- Nhóm C (...) cân đối (...) hoa văn (...) phong phú (...) cách điệu cao hơn theo xu hướng biến hình thể (...) có các khối tượng cóc ở trên mặt.

- Nhóm D (...) thô, lùn, trông giống chiếc nồi lật úp (...) hoa văn (...) sơ sài, có trống không hề có hoa văn. Kỹ thuật đúc và nghệ thuật trang trí đều thô thiển.

- Nhóm Ð (...) Dáng cân đối đã bị phá vỡ. Nhưng bố cục hoa văn ở mặt và một số hoa văn hình học vẫn mang truyền thống Ðông Sơn.

(...) những ý kiến về nhóm trống sớm nhất vẫn còn (...) cách biệt khá lớn (...) nhóm A là sớm nhất hay nhóm D là sớm nhất (...) Nhóm Ð rõ ràng không thuộc vào thời gian ra đời và tồn tại của văn hóa Ðông Sơn. Ðó là nhóm trống tiếp tục truyền thống Ðông Sơn.


(Phạm Minh Huyền,
Văn hóa Ðông Sơn - tính thống nhất và đa dạng, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1996. Nhan đề tạm đặt.)