Đẹp như mơ!



Trận tập kích sb Bạch Mai ngày 17/1/1950




Năm 1949 (…) đồng chí Chu Duy Kính - nguyên Tư lệnh Quân khu Thủ đô - lúc bấy giờ là đội trưởng kiêm bí thư chi bộ đội tuyên truyền vũ trang hoạt động bí mật ở Hà Nội (…) bị giặc bắt (…) đày đi lao động khổ sai ở trại tù Bạch Mai. Khi tìm được đường vượt ngục thoát thân, ông đã ghi nhớ từng vị trí, cách bố phòng của sân bay, ghi nhớ lối vào từng kho xăng, bốt gác, quân lính canh phòng tuần tiễu, đổi gác (…) Đồng chí Chu Duy Kính tìm về trạm giao liên của Thành ủy Hà Nội khi đó đặt ở chợ Cháy, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (…) xin gặp đồng chí Trần Quốc Hoàn, báo cáo tình hình và đề nghị cho đánh sân bay Bạch Mai (…)

Tiểu đoàn 108 (…) lựa chọn (…) 30 cán bộ, chiến sĩ (…) Vũ khí được chuẩn bị gồm 30 quả mìn hẹn giờ có sức công phá mạnh, 200 quả lựu đạn trứng (…)

14 giờ chiều 17-1-1950 (…) từ đình thôn Xẻ Kiều gần Vân Đình (…) xuất phát (…) cải trang giống người buôn bán, làm thuê đi từng tốp từ 3-5 người (…) tập kết tại hồ Định Công, bôi bùn đất lên người (…) xoa tỏi để ngừa chó béc-giê (…) sau đó rẽ lau, lách bèo tây vào sân bay qua đường cống ngầm.

Đêm ấy sương mù dày đặc, đứng cách 3-4m không nhìn thấy nhau. Các chiến sĩ nhanh nhẹn, bí mật vượt qua các lớp rào dây thép gai, hào sâu, theo nhau leo lên máy bay đặt mìn, sau đó rút ra (…) Toàn bộ sân bay phát nổ. Kho xăng bốc cháy, cột lửa cao mấy chục mét sáng rực cả bầu trời phía nam Hà Nội (…) Cả đội rút ra ngoại thành an toàn, chỉ một đồng chí hy sinh.

Kết quả: toàn bộ lực lượng không quân vận tải 25 chiếc (gần nửa phần lực lượng không quân vận tải ở chiến trường Đông Dương) gồm Gioong-ke, Đa-kô-ta, và một máy bay trinh sát Mo-ran Pô-tê bị hủy diệt; khoảng 60 vạn lít xăng bị đốt cháy; rất nhiều vũ khí, quân nhu xếp trên máy bay cùng một số phương tiện cơ giới bị phá hủy theo.

Ngay sau khi trận đánh thắng lợi, tiểu đoàn 108 đã được Hồ Chủ tịch khen ngợi trước Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đang họp chuẩn bị Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II (…)


(Nguồn: trang
thanhxuan.gov.vn)