Ðọc nghiên cứu của Trương Chính và Ðặng Ðức Siêu về tổ chức hành chính ở nước ta qua các thời, có mấy thắc mắc, nhận xét:

- Theo Trần Quốc Vượng, chế độ Lạc tướng đã bị giải thể từ thời Ðông Hán (bắt đầu năm 23). Thay vào Lạc tướng, quan cầm đầu huyện (tương đương với tỉnh bây giờ) là người bên Tàu qua.(1)

- Từ cuối đời Hán đến đầu đời Ðường là gần bốn thế kỷ. Trong khoảng thời gian đó, người Tàu đã chia nước ta như thế nào?

- “Nhà Lý (...) chế độ phân phong vẫn còn mạnh”. Hình như ở đời Trần cũng vẫn chưa yếu lắm. Hình như từ Lê trở đi, nền quân chủ tập quyền mới thực vững...

- Cái “doanh” Quảng Nam thật là lớn: nó gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận bây giờ!

(Thu Tứ)

(1) Xem
Lịch sử Việt Nam (1983), tập I, trang 281.



Trương Chính v.v., “Hành chính các thời”



Chạ, làng là đơn vị cơ sở của nước.

Thời thuộc Hán, nước ta là ba quận trong bộ Giao Chỉ (có sáu quận ngoài phạm vi nước ta). Dưới quận là huyện, vẫn do lạc tướng cai trị như trước (...)

Thời thuộc Ðường, đất nước lại gồm 12 châu, chia làm 52 huyện (...)

Nhà Ngô (...) cơ sở thống nhất còn yếu, thổ hào nổi lên cát cứ (...) có 12 vị sứ quân (...)

Nhà Ðinh (...) hình như (...) giữ các châu, huyện như thời thuộc Ðường (...) phong ấp (...)

Nhà Tiền Lê theo nhà Ðinh (...)

Nhà Lý (...) chế độ phân phong vẫn còn mạnh (...) nước chia làm 24 lộ (...) Diễn Châu và Nghệ An châu vẫn được xem là trại (vùng mới được khai phá) (...)

Nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ phủ (...)

Thời thuộc Minh (...) đất nước thành quận Giao Chỉ (...)

Thời Lê, nước chia làm 5 đạo (...) Dưới đạo có trấn (...) Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 thừa tuyên (...)

phía Nam (...) Chúa nguyễn chia thành dinh (...) Thời Tây Sơn đặt trấn (...)

Nhà Nguyễn lúc đầu chia nước làm 23 trấn và bốn doanh. Từ Thanh Hóa ngoại (tức Ninh Bình ngày nay) trở ra gọi là Bắc thành, từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia định thành. Ðất kinh kỳ gồm bốn doanh (Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam) (...)

Minh Mạng bắt chước nhà Thanh đổi trấn làm tỉnh (...) tỉnh lớn đặt Tổng đốc (...) tỉnh nhỏ thì đặt Tuần phủ (...)


(Trương Chính và Ðặng Ðức Siêu,
Sổ tay văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa, VN, 1978, tr. 63-67)





______________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.