Việt sử lược là bộ biên niên sử xưa nhất của nước ta còn truyền được đến nay.(1)

Trong
Việt sử lược, đáng chú ý nhất là mấy câu trích dưới đây.

“Người lạ, dùng ảo thuật”, là người từ xa đến với kỹ thuật cao chăng?

Nước Việt Câu Tiễn ở mãi hạ lưu sông Dương Tử, rất xa nước Văn Lang, làm sao Việt Vương biết có Hùng Vương mà “sai sứ tới dụ”? Có phải Hùng Vương thứ nhất vốn người trên ấy và con cháu về sau vẫn giữ liên lạc với gốc?

(Thu Tứ)

(1) Trong lời dẫn của Viện Sử học Việt Nam in ở đầu tập
Ðất nước Việt Nam qua các đời của Ðào Duy Anh (nxb. Thuận Hóa, 1994).



Việt sử lược, “Hùng Vương là người lạ”



Ðến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Tây lịch), ở bộ Gia Ninh (1) có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được mười tám đời, đều gọi là Hùng Vương.

Việt Câu Tiễn (505-465 trước Tây lịch) đã sai sứ tới dụ, Hùng Vương chống cự lại.


(Khuyết danh (đời Trần),
Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch và chú giải, lời tựa viết năm 1959, không biết in lần đầu năm nào, nxb. Thuận Hóa, VN, in lại năm 2005, tr. 18)





________________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.
Gia Ninh: trị sở Phong Châu đời Ðường, tức là đất Mê Linh nhà Hán, quê hương của Trưng Trắc mà theo truyền thuyết là dòng dõi Hùng Vương. Ðền Hùng ở Phú Thọ ngày nay, theo tập truyền xưa, Hùng Vương định đô ở đó. (TQV)