Nhớ Tố Hữu:

“… Bao đồng chí của ta bay đã giết
Chặt đầu cắm cọc phơi khô
Chị em ta, bay căng thịt lõa lồ
Con em ta bay quẳng chân vào lửa
Lúa ngô ta bay cướp về cho ngựa
Xóm làng ta bay đốt cháy tan hoang!
(…)
Chúc đồng chí bắn thẳng vào cho đúng
Xé tan đồn nát xác chúng ra!”
.

Bài “Bắn” làm năm 1948, có lẽ ngay sau khi Tố Hữu đi thực tế với các chiến sĩ pháo binh. Còn bài “Căm thù” Chế Lan Viên làm năm 1987, rất lâu sau “những năm (…) căm thù là tinh túy của thơ tôi”. Một đằng là cảm xúc nóng hổi, một đằng là trầm tư về cảm xúc một thời.

Yêu nước thì thù giặc, thù nhiều thì “sức lực (của) căm thù” làm “mặt ta hồng lên” khi thấy “tàu bay giặc cháy”, “đồn thù bốc lửa”, đơn giản thế thôi, nhưng ai không thế là đã đánh mất cái “đạo đức mà nhân dân giao (…) giữ” rồi.
(Thu Tứ)



Chế Lan Viên, “Căm thù”




Những năm ấy, căm thù là tinh túy của thơ tôi, là đạo đức
                                                mà nhân dân giao tôi giữ
Căm thù là cường độ của tình thương khi ta yêu Tổ Quốc
Phần tốt nhất, đỏ nhất trong ta khi ta reo lên
                                                  thấy tàu bay giặc cháy
Khi đồn thù bốc lửa, mặt ta hồng lên vì sức lực căm thù.


1987