Nghĩa phổ thông của tái tạo là làm ra lại. Vật được tái tạo thường là cái gì đó giá trị đã bị mất hay hỏng. Quyển tiểu thuyết tầm thường ấy còn sờ sờ kia, sao Nguyễn Du lại đi tái tạo nó! Hơn nữa, cách duy nhất để tái tạo một văn phẩm là chép lại chính xác nguyên tác. Nguyễn Du có làm cái việc đó đâu. Dịch không phải là tái tạo theo nghĩa phổ thông.

Thiết tưởng tái tạo đây là lại làm ra, là sáng tạo lần nữa, đem cái ý cũ nào đó viết thành một tác phẩm mới. Ý cũ ấy thường là của người khác, đôi khi của chính ta, như Nguyễn Khuyến tự dịch thơ mình.
(Thu Tứ)



Bùi Giáng, “Tái tạo, tái tạo...”




Dịch là tái tạo (...) Nguyễn Du (...) tái tạo (...)


(Bùi Giáng,
Ði vào cõi thơ, q. I, nxb. Ca Dao, SG, 1969)