Hóa ra khúc khải hoàn ca nổi tiếng của Văn Cao được sáng tác gần năm năm trước khải hoàn, khi khải hoàn còn mờ mịt lắm. Một giấc mơ tiên tri!



Trần Quốc Vượng, “Một giấc mơ tiên tri”




Sáng ngày 8 tháng 10 năm 1954 (...) tôi lên Hà Nội (...) Trời vẫn mưa tầm tã. Đến Đuôi Cá vẫn còn một đại đội lính Tây mặc áo mưa nhựa xanh nằm toài người lăm lăm súng gác ở ngã ba (...)

Ngày 9 (…) Nhà nào cũng chuẩn bị cờ đỏ sao vàng để ngày mai treo (…) Chiều muộn, những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu đi về phía Gia Lâm... Đêm 9/10 gần như là một đêm không ngủ (...)

Sáng ngày 10, chúng tôi dậy rất sớm. Ăn sáng bát phở gánh đầu phố, ngon như chưa từng bao giờ được ăn, rồi vội vàng đi bộ lên Bờ Hồ (...) Chỗ chúng tôi đứng đón “đại quân ta” là ở bên đài phun nước - quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục -, phía nhà “hàm cá mập” bây giờ...

Đủ các bài ca yêu nước cất lên, song âm hưởng chủ đạo cố nhiên là thuộc về bài “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao:

“Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về
(...)
Năm cửa ô đón mừng
(...)
Hà Nội bừng Tiến quân ca”
.

Bài này Văn Cao viết năm 1950, phục vụ Tổng phản công. Gần năm năm sau, nó trở thành sự thật như Văn Cao tưởng tượng, hình dung!


(Trích “Kỷ niệm 53 năm ngày giải phóng thủ đô”, trang
vietbao.vn. Chỗ in đỏ đậm do người trích. Nhan đề tạm đặt.)