Nhà sử học Tây nghiên cứu cổ sử Việt Nam qua cổ thư Tàu, vì xưa kia tổ tiên ta không chép sử. Tàu chép về ta chắc chắn lệch lạc. Tây đọc Tàu, làm sao hiểu đúng ta được!

Nhà khảo cổ Tây không biết chữ Hán nên về cổ sử Việt Nam phải dựa vào ý kiến của nhà sử học Tây. Dựa vào ý sai về cổ sử, làm sau hiểu đúng ý nghĩa của cổ vật được!
(Thu Tứ)



“Chỗ yếu của Bác Cổ”

Đào Duy Anh




Trong Tạp chí Paris số tháng 12 năm 1936, có một bài của một nhà Hán học (...) người Pháp là Emile Gaspardonne, trước kia cũng là viện sĩ của Viện Viễn Ðông Bác Cổ, chỉ trích phương pháp của các nhà khảo cổ học của viện ấy. Chúng tôi không tán thành quan điểm và động cơ phê bình của ông ta, nhưng trong bài ấy chúng tôi thấy có một câu vạch rõ được một nhược điểm quan trọng trong phương pháp của các nhà khảo cổ học nói trên: “Những người nghiên cứu khảo cổ học Ấn-độ-chi-na (nên nói riêng về khảo cổ học Việt Nam thì đúng hơn - tôi chú) thường thường không biết văn tự của xứ ấy”. Vì không biết thứ văn tự cần thiết để nghiên cứu lịch sử Việt Nam - chữ Hán - các nhà khảo cổ học phải thừa nhận một cách không phê phán ý kiến của các nhà nghiên cứu sử học.


(Ðào Duy Anh,
Lịch sử cổ đại Việt Nam, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, 2005. Sách này tập hợp ba tác phẩm khác nhau của Đào Duy Anh: Cổ sử Việt Nam (1957), Lịch sử cổ đại Việt Nam (1957), Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam (1957). Nhan đề phần trích tạm đặt.)