Không biết tại sao người Tàu gọi họ là Miêu. Còn ta gọi họ là Mèo chắc theo lối gọi của Tàu. Không biết từ lúc nào họ tự xưng là Hmong, nghĩa là “người tự do”, không biết tại sao.

Tộc Mèo-Dao vốn ở hoàn toàn trên những miền đất nay là Trung Quốc. Họ tự chia ra làm Mèo và Dao vào khoảng thế kỷ VIII, lâu trước khi di cư xuống Bắc bộ.

Người Mèo di cư xuống phía nam chỉ bằng đường bộ, ở Việt Nam họ sống tập trung nhất ở tỉnh Hà Giang sát biên giới Việt - Trung. Người Dao, do sống gần biển, có di cư cả bằng đường biển và vào Việt Nam thì sống tập trung nhất nơi tỉnh Tuyên Quang ngay bên dưới Hà Giang...
(Thu Tứ)



Bình Nguyên Lộc, “Nguồn gốc người Mèo”




Sọ (...) Miêu (...) khác (...) Hoa (...) khác (...) Việt (tr. 84)

Miêu thuộc một chủng riêng, rất lớn, có mặt ở khắp nước Tàu, mà không có mặt ở đâu nữa cả, trừ cuộc di cư cách đây hai ba trăm năm đến Thượng Lào và Thượng du Bắc Việt (tr. 84)

Chủng Miêu (...) cho đến ngày nay vẫn còn quá kém cỏi (tr. 84)

Miêu cũng bị đẩy lui lần từ Hoa Bắc đến Hoa Nam (...) đến nay (...) đất xa nhứt của họ ở phía bắc là tỉnh Quí Châu (tr. 84-85)

Mán là một chi của Miêu tộc có di cư tới Việt Nam (tr. 87)

Miêu không bao giờ dính với Việt bất cứ về phương diện nào: chủng tộc, ngôn ngữ, truyền thuyết, vật tổ (tr. 101)

Ta giả thuyết rằng Cửu Lê (...) xâm nhập đất Hoa Bắc đã có chủ rồi là Miêu chủng.

Nhưng vì Miêu chủng quá kém, Cửu Lê làm bá chủ ở Hoa Bắc cho nên Xy Vưu (thủ lãnh Cửu Lê) được gọi là Cổ Thiên Tử. (tr. 110)

Người Miêu tộc (di cư) vào Bắc Việt cách đây trên hai trăm năm (...) Họ chịu đựng người Tàu suốt 5000 năm, rồi bị lấn đất dữ quá (...) phải di cư. Tới thượng du Bắc Việt, bị người Thái (…) không cho nhập cảnh, họ liều chết đổ máu với người Thái, cho đến lúc vua ta can thiệp, họ mới chạy lên các ngọn núi rồi được để yên trên đó từ ấy (tr. 296)

Bên Tàu có câu tục ngữ tả tỉnh Quí Châu, na ná như thế này: “Xứ đi ba thước thì gặp núi, đã ba ngày không thấy mặt trời một lần.” (tr. 304)

Bắc Quí Châu hiện nay là địa bàn của người Miêu, mà có lẽ xưa kia cũng thế. Người Tàu không sống nơi đó được, trừ ở tỉnh lỵ và các huyện lỵ, thì họ không giành làm gì với người Miêu, và nhờ thế mà cho đến nay, qua năm ngàn năm rồi mà Miêu tộc cứ còn đất rất nhiều. (tr. 304)

Theo các cuộc nghiên cứu dân tộc học thì cho đến ngày nay mà người Mèo vẫn còn bán du mục, chăn nuôi giỏi hơn là làm ruộng (tr. 304)

Man là tất cả mọi dân tộc kém mở mang, nhứt là các “rợ” phương nam của Tàu, đó là tiếng Tàu. Còn Mán là tiếng Tàu bị Việt hóa chỉ (...) một chi của Miêu tộc đã di cư xuống thượng du Bắc Việt. Cái chi ấy còn ở lại bên Tàu, được người Tàu gọi là Dao (tr. 727)

Cuộc di cư của người Mán chỉ mới xảy ra có ba trăm năm nay thôi. (tr. 729)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971. Nhan đề phần trích tạm đặt.)