Vất vả là cái nghề trồng lúa nước xưa kia. Do tùy thuộc vào quá nhiều yếu tố ngoài sức mình mà tổ tiên ta nhìn đâu cũng thấy thần. Rộng rãi thay là đạo Phật. Chùa xây thờ Phật, nhưng dân có thờ thêm Mẫu, cũng chẳng sao. Tại sao Mẹ Ðất ở dưới Mẹ Trời, Mẹ Rừng, Mẹ Nước nhỉ? Có phải vì đồng ruộng có sau? (Thu Tứ)



Chu Quang Trứ, “Trồng lúa nước và thờ Mẫu”




Là cư dân trồng cấy lúa nước, người Việt cổ rất sùng bái các lực lượng tự nhiên, họ thấy ở đâu cũng có thần (…) Các thần ấy, trong tầm thức của cư dân lúa nước đều mang tính nữ, trở thành Mẹ - Mẫu. Từ đấy, khái quát lên thành đạo Mẫu được coi là hiện thân của tất cả sinh lực vũ trụ (…)

Thần điện của đạo Mẫu (...) nhập vào trong chùa trở thành phủ thờ mà hầu như chùa nào cũng có (…) Tam tòa thánh mẫu (…) ba pho tượng dàn hàng ngang ở trên cùng (…) Mẫu đệ nhất Thượng Thiên trùm khăn đỏ (...) cai quản cả bầu trời (...) Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn trùm khăn xanh cai quản vùng rừng núi (...) Ðối lại ở phía bên trái là Mẫu đệ tam: Mẫu Thoải (đọc trệch của chữ Thủy) (trùm khăn trắng) cai quản biển cả cùng sông hồ (…) Mẫu đệ tứ: Mẫu Ðịa (…) trùm khăn vàng (...) tách ra một hàng riêng ở dưới Tam tòa (...) Mẫu Ðịa sáng tạo ra vùng đồng ruộng (…)


(Chu Quang Trứ,
Văn Hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, nxb. Mỹ Thuật, 2002, tập I)