Có đến khoảng nửa triệu người Dao đang sống trên lãnh thổ Việt Nam. Dao là tên người Tàu gọi họ, không biết nghĩa là gì. Dao với Mèo vốn là một, mới thôi là một hồi thế kỷ VIII... Người Mèo - Dao không phải là Việt tộc. Có ý kiến cho rằng họ gốc Âu. (TT)



Phan Hữu Dật, “Người Dao ở Việt Nam”




Tên tự gọi của dân tộc Dao là (…) Miền (tr. 493)

Từ trước đến nay có rất nhiều tên gọi để chỉ dân tộc Dao (...) Nói chung trước Cách mạng Tháng 8, trong các tài liệu cũng như trong việc giao dịch hàng ngày, người ta dùng danh từ Mán (...) Cần phải nói rằng Mán (...) (còn) chỉ một số tộc người khác nữa du cư du canh (...) ở miền núi rừng (...) Trong thời gian gần đây (...) người ta (mới) bắt đầu dùng danh từ Dao (...) (tr. 493-494)

Tên gọi Mán bao hàm tính chất miệt thị (...) phải được loại trừ (...) tên gọi Dao (...) đại bộ phận đồng bào Dao kể cả cán bộ đều chưa biết (...) (tr. 494)

Có cơ sở khoa học để gọi đồng bào là dân tộc Dao. Trước hết mọi người đều biết rằng quê hương xa xưa của đồng bào là ở miền nam Trung Quốc. Từ đấy đồng bào di cư sang Việt Nam (...) ở Trung Quốc tên gọi của đồng bào là Dao, vì vậy không có lý do gì để gọi đồng bào bằng một tên gọi khác (tr. 494)

Trong sách Trung Quốc tên Dao xuất hiện từ thời Tùy - Ðường (thế kỷ VI-X) (tr. 494)

Ý nghĩa của tộc danh Dao (...) chưa được giải thích thỏa đáng (tr. 496)

Người Dao (...) còn cư trú trên lãnh thổ Lào (tr. 505)

Dao và Mèo (...) có chung một nguồn gốc, nằm trong liên minh bộ lạc Tam Miêu (...) đến thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên thì khối thống nhất ấy mới chia ra làm hai (...) Ðể chứng minh (...) người ta căn cứ vào (...)

1. Người Dao cũng như người Mèo (...) đều có truyền thuyết về Bàn vương, là con long khuyển nửa người nửa thú, và là thủy tổ thần thoại của người Dao và người Mèo (...)

2. Tiếng nói của người Dao và người Mèo có (...) quan hệ gần gũi (...)

3. Ðịa bàn cư trú cổ xưa của người Mèo và người Dao ở Trung Quốc (...) thống nhất (...) (Châu Kinh và châu Dương cũ) (tr. 505-506)

Theo tài liệu điền dã dân tộc học của chúng tôi thì ở tất cả các ngành Dao Tuyên Quang hiện còn tồn tại quan niệm rất sâu sắc cho rằng Dương Châu là nơi quê cha đất tổ (...)

Như vậy, theo tình hình nghiên cứu ngày nay thì từ trước Công nguyên địa bàn sinh tụ của người Dao là Châu Kinh và Châu Dương cũ. Từ thời Tùy - Ðường (...) một mặt người Dao tiếp tục cư trú trên địa bàn cũ, mặt khác một bộ phận dần dần vượt Ngũ Lĩnh, đến Quảng Ðông, Quảng Tây rồi từ đó vào Việt Nam (tr. 507)

Đồng bào đến Việt Nam sớm nhất theo giả thiết là cách đây gần 1000 năm (...) sau cùng là mới hơn nửa thế kỷ. Nhưng theo tài liệu gia phả thì đến sớm nhất ở Việt Nam cũng chỉ 2, 3 trăm năm mà thôi (tr. 511)

Con đường di cư có thể là bằng đường thủy, có thể là bằng đường bộ (...) không phải là những làn sóng di cư ồ ạt, mà là đi từng đợt nhỏ, dần dà, thường là gồm một số gia đình có quan hệ gần gũi với nhau (tr. 511)

Vì (...) di cư lẻ tẻ, dần dà (...) trong số những yếu tố văn hóa có từ trước có cái phai nhạt hoặc mất đi, nhường chỗ cho sự xuất hiện những yếu tố văn hóa mới, được phát sinh trong những điều kiện sinh sống mới, dưới ảnh hưởng của những giao lưu văn hóa mới, cho nên trong khi nghiên cứu các ngành Dao nếu ta không đi sâu thì chỉ thấy sự khác nhau này, mà không thấy sự giống nhau về nguồn gốc (...) (tr. 512)

Ngày nay nếu ta loại trừ các yếu tố văn hóa do giao lưu văn hóa mà có, trước hết là các yếu tố văn hóa Hán và Tày, thì ta sẽ thấy các yếu tố cổ xưa đã hình thành ở tộc người Dao nơi địa bàn sinh tụ đầu tiên của mình. Trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử, mặc dù bị sống phân tán, nhưng Dao vẫn còn giữ các yếu tố của (...) tộc người thống nhất (...) thể hiện trong ngôn ngữ chung (...) mặc dù phát âm có chỗ khác nhau, nhưng chỉ sau một thời gian rất ngắn tiếp xúc là người ngành này có thể giao dịch với người ngành kia một cách khá dễ dàng. Sự thống nhất ấy còn được biểu hiện trong đặc điểm văn hóa dân tộc. Và cuối cùng nó cũng được biểu hiện trong tự giác dân tộc (qua tên tự xưng) (…) Dù (...) ở xa nhau (...) tất cả (các ngành) đều còn (...) truyền thống thờ Bàn Vương và đưa hồn về Dương Châu đại điện. (tr. 564)


(Phan Hữu Dật,
Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, nxb. Ðại Học Quốc Gia, Hà Nội, 1999. Nhan đề phần trích tạm đặt.)