Thoạt đọc Nguyễn Xuân Kính, thấy thắc mắc: dân ca có rất nhiều loại mà ca dao gần như chỉ có một thể, tức thể lục bát. Tại sao trăm mẹ lại đẻ ra chỉ một con?!

Ðọc tiếp: “sau khi được hình thành (...) một số lời ca dao được sử dụng để cấu tạo những lời hát mới”. (“Lời hát mới” đây tức là lời ca dao được thêm vào những tiếng đệm, tiếng láy v.v. để tạo giai điệu mới.)

Phải chăng thể lục bát là con của một loại dân ca nhất định nào đó, rồi sau khi ra đời chính nó lại đẻ ra hầu hết những loại dân ca khác?

Mẹ của lục bát - tức thủy tổ của gần như tất cả dân ca Việt Nam - là loại dân ca nào?

(Thu Tứ)



Nguyễn Xuân Kính, “Hát trước, ngâm sau”



Ca dao được hình thành từ dân ca (...)

Sau khi được hình thành từ dân ca, trong những cuộc hát, có khi một số lời ca dao được sử dụng để cấu tạo những lời hát mới.


(Nguyễn Xuân Kính,
Thi pháp ca dao, nxb. Khoa Học Xã Hội, VN, 1992, tr. 56-57)






______________________
Nhan đề do người chọn tạm đặt.