“Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”... Đâu có nhất thiết thế nhỉ. Ở đời thiếu gì người vừa giỏi vừa sướng. Chẳng qua Nguyễn Du thấy đúng cho trường hợp mình nên tâm đắc. Thực ra, đúng đây là yếu ớt thôi. Nguyễn Du đâu có phải “bán mình chuộc cha”, nói chi “làm đĩ”, như Kiều! Cái mệnh của cụ nó xấu ở chỗ gia tộc tan hoang chứ bản thân cụ đâu có phải chịu đựng điều gì ghê gớm. Chặng chót cuộc đời, Nguyễn Du không vui vì cô đơn, chứ không đỗ cao mà được làm quan đến “á khanh”, được cử đi sứ Trung Quốc, rồi thơ hay được ca tụng ngay khi làm ra, tưởng mệnh thế đâu có phải là mệnh tệ. Cái triết nhân sinh không cao này của người Tàu sang Việt Nam đã trúng số độc đắc, bởi được thơ lên thật là tuyệt vời! Đọc xong mấy câu mở, tưởng ai cũng quên đi ngủ mà “trước đèn lần giở cảo”, đọc tiếp luôn mấy nghìn câu nữa cho được “thơm” bay kín ngát lòng! (Thu Tứ)



Nguyễn Du, Truyện Kiều (câu 1-6)




Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.


(
Truyện Kiều, nxb. Ðại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1973)














_____________________
Trừ chỗ nào có ghi khác, các chú thích dưới đây là dựa theo
Từ điển Truyện Kiều của Ðào Duy Anh.
Bỉ sắc tư phong: Do câu “Phong vu bỉ sắc vu thử”, nghĩa là dồi dào về cái này thì kém cỏi về cái kia. cũng có nghĩa như thử là cái ấy, cái kia.