Tranh trừu tượng như nhạc không lời. Hễ không có tiếng hát thì âm thanh của nhạc cụ phải “lấy chính bản thân mình” làm êm tai người nghe nhạc. Hễ không có “hình thể tự nhiên” nào cả thì sơn dầu phải lấy chính nó làm đẹp mắt người ngắm tranh. Không phải “không” thì cao hơn “có”. Chỉ khác nhau vậy thôi. Nhưng hình thể hay tiếng hát thường làm cho người thưởng thức bị giằng co, ít nhiều lấy trí óc mà nghĩ về hình hay lời, thay vì hoàn toàn lấy tâm hồn mà cảm cái vẻ đẹp của tranh hay nhạc. (Thực ra hình trong tranh hay lời ca khúc cũng mong được ta cảm chứ không muốn bị ta nghĩ!) (Thu Tứ)



Thái Bá Vân, “Hội họa trừu tượng”




Hội họa trừu tượng: khi hình thể tự nhiên đã mất, thì đến lượt sơn dầu lấy chính bản thân mình làm vẻ đẹp.


(Thái Bá Vân,
Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, 1997)