Không phải ngôn ngữ nào cũng nhiều “thần” như ngôn ngữ nào. Lời tiếng Việt gồm những từ rất gợi cảm được gắn bó tự nhiên, hữu cơ, thành một toàn thể liền lạc, giống như một sinh vật. Lời tiếng Tây gồm những từ gần như trơ trơ được lắp ráp lại với nhau theo một ngữ pháp cứng nhắc, thành một tập hợp bộ phận, giống như một cái máy.(1) Tuy khi làm thơ, Tây có linh động phần nào cách lắp từ, nhưng kết quả thường cơ bản vẫn “chỉ là một nội dung” thôi. Oái ăm, chính nhờ đó “thơ” Tây có thể được dễ dàng “chuyển” qua đủ thứ ngôn ngữ khác cho cả thế giới đua nhau trầm trồ! (Thu Tứ)



Xuân Diệu, “Thơ còn là cái thần của tiếng nói”




Thơ không phải chỉ là một nội dung tư tưởng, tình cảm, thơ còn là cái thần của ngôn ngữ nữa.


(Trong
Các nhà văn nói về văn, nxb. Tác Phẩm Mới, 1985)