“Tôi cần làm thơ”, không phải làm lấy có, mà làm hết sức nhằm sáng tạo ra thơ tuyệt tác. Tốt, phải có cái mơ ngọc thì may ra mới có ngọc. Ờ nhưng tại sao ta lại đi mơ làm được thơ hay, nhỉ? Xuân Diệu bảo vì “cái sự dứ ghê gớm: (thơ hay) sẽ sống mãi”. Nghĩa là vì cái rất chóng “tắt” là ta muốn để lại một cái gì “sáng mãi mãi”… Bể dâu rồi, người xưa ơi. “Mãi mãi” là trong tâm hồn, mà tâm hồn thì đang hấp hối! “Ngọc Lam Điền” đông dưới mắt thờ ơ, rồi sẽ thôi đông. (Thu Tứ)



Xuân Diệu, “Phải vì mơ ngọc Lam Điền”




(...) làm thơ vì sự thúc đẩy bên trong, vì nhu cầu của tâm hồn. Thắt lại đến cùng vẫn phải có cái động cơ ấy: Tôi cần làm thơ, như tôi cần yêu người yêu! Nếu ta không có cái nguyên cớ cuối cùng ấy thì ta không làm thơ nổi (1)

Khi người thi sĩ xông vào con đường thăm thẳm của thơ, họ mơ ước những hạt ngọc Lam Điền mới đông và sáng mãi mãi (2)


(Trong
Các nhà văn nói về văn, nxb. Tác Phẩm Mới, 1985)