Thực tế gây ấn tượng nơi lòng người. Rồi ấn tượng “hiện hình” thành nghệ phẩm. À, nhưng mà không phải luôn luôn thế đâu. Thực ra ít khi lắm. Chỉ trong trường hợp những người có năng khiếu sáng tạo nghệ thuật thôi. Họ không phải thần linh, nhưng cũng không phải là “người thường”. (Thu Tứ)



Xuân Diệu, “Không thần, không thợ”




Thực tế phong phú, ngồn ngộn, mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ mới là quặng quý (...) Nhà (thơ) (...) phải đem tất cả (...) bỏ vào trong tâm trí mình (...) mà nhào luyện lại, tái tạo thành (thơ). Không nên thần bí hóa (...) “thơ là tiếng nói của thần linh”, cũng không nên tầm thường hóa (...) coi là một sự phô phang những tài liệu đã lấy được như khoe những “pô” ảnh đã chụp được.


(Trong
Các nhà văn nói về văn, nxb. Tác Phẩm Mới, 1985)