Vỏ là hội chùa, ruột là “hội của trai gái giao duyên”. Quan họ xưa hơn chùa, do đó xưa hơn đình… (TT)



Đặng Văn Lung v.v., “Quan họ và hội chùa”




Hội quan họ gắn liền với hàng trăm ngôi chùa; ngoài ra, nó cũng gắn với những ngôi đình cổ kính (...)

Hát quan họ (...) thường gắn chặt với hội chùa (...)

Từ mồng bốn Tết trở đi, các làng rầm rộ mở hội chùa. Trong những ngày hội, ban ngày (...) kéo co, vật, cướp cầu, chém lợn, hội chợ bán gà, chọi gà, cờ tướng, đánh đu...; ban đêm có phường bát âm, phường tuồng, phường chèo (...) Trong chùa, quanh đồi bãi, tại nhà, quan họ hát ròng rã từ ngày đến đêm, từ đêm sang ngày (...)

Nghe câu ca dao:

“Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,
Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy”,

chúng ta cứ ngỡ rằng mồng bảy tháng ba là ngày hội chùa kỷ niệm nhà sư Từ Đạo Hạnh. Nhưng hội chùa mà “trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy” thì thật là lạ!

Thì ra, cái gọi là “hội chùa Thầy” chỉ là một lớp muộn phủ lên ngày hội cổ truyền của địa phương ấy: ngày hội của trai gái giao duyên (...)


(Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý,
Quan họ - nguồn gốc và phát triển, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1978, tr. 27-30)