Từ khi dân tộc Việt Nam tiếp xúc với văn hóa Tây phương, trong mọi sinh hoạt chứ không chỉ riêng làm nghệ thuật, một vấn đề “quân bình linh động” luôn luôn đặt ra: đâu là biên giới giữa tiếp thu tự chủ và bắt chước nô lệ? Đứng ở bên này và sát biên giới là tiếp thu tự chủ ở mức cao nhất, học được nhiều cái hay nhất mà vẫn là mình. Quá bước sang bên kia là bắt đầu thành... nô lệ. “Nhác lười” sẽ dần chết khô. Còn ngược lại thì... chết ướt, nghĩa là xác tươi rói đấy nhưng bên trong hồn Việt đã đi rồi. (Thu Tứ)



Xuân Diệu, “Thế quân bình linh động”




Nghệ thuật luôn luôn là một thế quân bình linh động: quân bình giữa cái mới và cái bền, giữa cái tự do và cái gò bó. Nghệ thuật (...) sống nhờ mâu thuẫn mà chết trong sự (...) nhác lười.


(Trong
Các nhà văn nói về văn, nxb. Tác Phẩm Mới, 1985)