Bình Nguyên Lộc, “Nguồn gốc người Ấn-độ” (1)




Hi-Malaya có nghĩa là núi của người Malaya. Danh từ Hi nầy còn thấy được trong ngôn ngữ Nhựt Bổn ngày nay (…) (Tóm tắt ý BNL: Có lẽ Hi biến thành Hui, rồi thành Núi) (…)

Đó là bọn Mã Lai rời đất tổ (ở chân cao nguyên Tây Tạng) trước tiên (...)

Họ có văn tự nhưng chưa (ai) đọc được (...)

Từ 6000 năm trước đây trở về xưa hơn, đất Ấn Độ (...) Chủ đất là những thứ dân da đen rất kém cỏi (...) chủng (...) văn minh hơn cả (...) là Mê-la-nê.

Dân Mã Lai từ quanh cao nguyên Tây Tạng tràn tới chiếm đất đó, làm bá chủ, và đẩy lui bọn da đen lên núi rừng nhưng cho đến nay (1970) bọn da đen ấy vẫn cứ tồn tại (...)

Các dân thổ trước kém cỏi chạy lên núi rừng hết, nhưng dân Mê-la-nê khá văn minh nên ở lại hợp chủng với Mã Lai. Hóa ra Mã Lai ở Ấn Độ phải đen da.

Bọn Mã Lai bị đen da ấy định cư ở đó (rồi) lập ra một nền văn minh rực rỡ mà các nhà khảo tiền sử chỉ mới khám phá ra đây thôi (tức văn minh Indus) (…)

Họ bị dân da trắng xâm lăng. Đó là dân Aryen (...)

Họ truyền màu da đen của họ sang bọn Aryen (...)

Đây là những bằng chứng Mã Lai đã làm chủ toàn cõi Ấn Độ, trước khi chủng da trắng Aryen đến.

Trước hết ta nên hình dung ra nước Ấn Độ. Đó là một hình tam giác mà một mũi nhọn chĩa thẳng xuống hướng Nam.

Ở các góc của hình tam giác ấy, ngày nay các nhà ngôn ngữ học, các nhà chủng tộc học, các nhà dân tộc học đều tìm thấy dân Mã Lai (...)

Ở phía cực Tây, tại biên giới Ấn Độ – Ba Tư (nay thuộc quốc gia Pakistan, từ ngày Ấn Độ tách ra làm hai), còn một nhóm thiểu số tên là nhóm Brahouis. Tại phía cực Nam, nay là tiểu bang Madras, còn một nhóm thiểu số tên là nhóm Nilgiri. Tại cực Đông còn một nhóm thiểu số tên là nhóm Naga, thuộc tiểu bang Assam.

Nói là thiểu số nhưng riêng nhóm Naga đông cũng bằng toàn dân số ở Trung Việt (...)

Przyluski (...) lại tìm được dấu vết của một nhóm Mã Lai (...) ở ngay trung ương Ấn Độ, đó là nhóm Salva, thờ mặt trời và nai y như dân Đông Sơn.

Sự kiện ở cả ba góc và ở trung ương đều có mặt họ, mỗi góc cách xa nhau hơn ba ngàn cây số, chứng tỏ rằng hồi thái cổ, họ làm chủ cả Ấn Độ, chớ không phải là họ chỉ làm chủ của bốn xó ấy mà thôi (...)

Vả lại, (theo kinh Phệ-đà) người Aryen (...) cho biết rằng khi họ xâm nhập Ấn Độ thì họ gặp toàn là thứ người (...) mà họ gọi là Mleech’a (...)

Mleech’a chỉ là phiên âm của danh tự xưng của dân Mã Lai, và quả thật thế, chúng ta sẽ thấy một nhóm nữa, tự xưng là Malaya’am từ 6.000 năm rồi và cho đến ngày nay họ vẫn còn tự xưng như vậy.

Chúng ta đã thấy Tàu gọi dân số đó là Lỉ, là Li, là Lai, cũng tức là phiên âm danh tự xưng Mã Lai, chỉ có điều là phiên âm không đúng hẳn vào hai lần đầu mà chỉ đúng ở lần thứ ba vào thời Tây Chu mà thôi (…)

V. Goloubew cho biết (bốn nhóm Mã Lai vừa kể) cất nhà giống nhà khắc ở trống đồng Đông Sơn và có văn minh giống với văn minh Đông Sơn, thuộc chủng cổ Mã Lai.

Nhưng ngoài bốn nhóm nhỏ ấy các tiểu bang Madras, Kerela và quốc gia Tích Lan cũng là của thứ dân ấy (...) đông tới 100 triệu.

Nhận xét của ông V. Goloubew đi song song với khám phá của các nhà chủng tộc học, các nhà dân tộc học và các nhà khảo cổ khác, nhứt là các nhà ngôn ngữ học.

Tất cả họ đều thấy rằng dân Nam Ấn, hiện đông lối một trăm triệu, khác hẳn với (dân) Bắc Ấn.

Bắc Ấn (...) ngôn ngữ (...) gốc Ấn Âu (tức gốc Aryen – GN) (…)

Nam Ấn thì ngôn ngữ khác hẳn. Họ có một thứ ngôn ngữ chung gọi là Nam Phạn (Pali), mà đó chỉ là Bắc Phạn (Sanscrit) pha với thổ ngữ (...) Thổ ngữ (...) khác hẳn ngôn ngữ của chủng Aryen.

Thổ ngữ (...) Nam Ấn đồng tông với ngôn ngữ của ba (bốn?) nhóm Mã Lai (...) nói trên (...)

(Người Cổ Mã Lai ở Ấn Độ) tự xưng bằng nhiều tên, tùy nhóm (...) nhưng vì họ giống nhau (...) nên hồi thượng cổ chủng Aryen mới dùng danh xưng chung là Mleech’a để gọi tất cả các nhóm (...) Trong các nhóm Mleech’a hiện nay có một nhóm ít bị lai giống (...) Nhóm đó lập thành tiểu bang Kerela và tự xưng là dân Malayalam (...)

Có tánh cách thuần Mã Lai nhứt, là ba nhóm nhỏ Brahouis, Nilgiri và Naga, còn Kelera có bị lai Aryen chút ít, nhưng chúng tôi cho rằng Kerela đại diện vì ba nhóm (kia) bị thoái hóa (...) thuần Mã Lai hơn về phương diện chủng tộc học, nhưng về văn hoá thì chỉ hơn người Thượng chút ít, không đại diện cho chủng Mã Lai Ấn Độ là một chủng đã có một nền văn minh cao hơn cả văn minh của chủng xâm lược Aryen nữa.

Cái nền văn minh đó hiện nhóm Malayalam còn giữ gần đầy đủ.

Malayalam có thể hồi xưa không dài đến thế mà chỉ là Malaya mà thôi. Sau vì chịu ảnh hưởng Ấn Âu nên đa âm hoá ra (...)

(Người Cổ Mã Lai ở Ấn Độ) đã thiết lập một nền văn minh rất cao (...) văn minh tột bực, văn minh hơn cả cổ Ai Cập nữa (...)

Khi mới khai quật được hai thành phố bị chôn vùi là Harappa và Mohenjo Daro (...) các nhà khảo cổ thoạt tiên nghĩ rằng đó là thành phố của dân da trắng, từ Địa Trung Hải đến (...)

Nay xét kỹ lại thì đó là thành phố của chủng Mleech’a, vì (...) kinh Phệ-đà (...) nói đến (...) một thứ thị dân (...) da đen, mà (người Aryen da trắng du mục) gặp khi họ xâm nhập Ấn Độ (...)

Hai thành phố này (...) xây cất cho dân ở, chớ không phải (cho) thánh thần như ở Cổ Ai Cập (...) gồm toàn nhà lầu, có đường sá rộng lớn, có ống cống, ống dẫn nước, có cầu xí hầm với bàn ngồi, có chỗ tập trung rác rến. Dân đó biết dùng đồ đồng và có văn tự để lại (nhưng chưa ai đọc được) (...)

Trong (...) kinh Phệ-đà (...) không có thần Shiva (...) Dân Mleech’a (...) có thần ấy từ muôn xưa (...) nay (...) thần Shiva (...) chiếm địa vị sang trọng trong đạo Bà-la-môn của người da trắng Aryen và người da trắng Aryen (...) bị đen da (...) Cuộc hợp chủng và hợp văn hoá giữa Mleech’a và Aryen không (...) chối cãi được (...) có hợp chủng, hợp văn, hợp tôn giáo (...)


(Trích
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971). Nhan đề phần trích tạm đặt.)