QUẢNG BÌNH ĐÓN, ĐƯA RA NƠI YÊN NGHỈ


















































































Quốc tang chính thức bắt đầu khi cờ rủ được treo trưa 11/10 (...)

Lễ viếng diễn ra vào ngày 12/10 - một hôm trước khi cả nước tiễn người anh hùng dân tộc về với đất mẹ. Dù đã đến nhà riêng, tưởng niệm ông suốt nhiều ngày trước đó, hàng biển người vẫn đổ đến Nhà Tang lễ Quốc gia (...)

Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, mới lại có một lễ viếng lớn đến mức này (...)

Trên đoạn đường hơn 40 km từ Nhà Tang lễ tới sân bay Nội Bài, rất nhiều nơi hai bên đường người dân đứng chen kín nhiều lớp (...) Phóng viên Thanh Tùng: “Xe linh cữu đi đến đâu (...) dân khóc, thanh niên tình nguyện nức nở, dân phòng dập đầu cúi lạy, còn công an, bộ đội mắt đỏ hoe... Đến những người làm truyền hình cũng buông máy, khóc như một đứa trẻ. Đây là lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tôi được quay cảnh tượng đặc biệt như thế”.

Không được trực tiếp nhìn thấy linh cữu Đại tướng, người dân TP HCM theo dõi lễ truy điệu qua màn cầu truyền hình. Thế nhưng, đôi mắt của hàng nghìn người dân ở Hội trường Dinh Thống Nhất vẫn mọng nước (...) Nhiều người đã quỳ xuống khi hình ảnh Đại tướng được di quan xuất hiện (...)

Suốt quãng đường 70 km từ sân bay Đồng Hới về Vũng Chùa - Đảo Yến, đâu đâu cũng thấy đông đảo người dân Quảng Bình đứng kiên mình dưới nắng cháy miền Trung để chờ đợi linh cữu đi qua (...) Khu an nghỉ của Đại tướng trở nên chật hẹp vì vô số người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đưa tiễn (...)


(Lược trích bài “Đại tướng giữa lòng dân”, đăng trên trang vnexpress.net ngày 14/10/2013)