Đàm Quang Hậu, “Âm và ý”




Ông Ðàm Quang Hậu đã chú ý đến khả năng gợi tả của các âm trong Việt ngữ. Tóe, xòe, loe, toe, toét, loét, khoe v.v.: âm oe đọc lên gợi ra hình ảnh một cái gì mở rộng. Eo, teo, quắt queo, cheo leo, lèo khèo v.v.: âm eo diễn tả cái gì thắt lại. Khi đọc âm ong thì môi phải cong miệng phải phồng, cho nên các tiếng quả bóng, cái lọng, cái nong, chiếc vòng v.v. đều ngụ ý cong và phồng. Khi đọc âm oi thì phải hắt hơi ra, cho nên các tiếng thòi (ra), lòi (ra), cái ngòi, cái vòi, nhoi (lên) v.v. đều ngụ ý ngoi ra. Các tiếng quát, quạt, quất, quật, quăng, quẳng v.v. đều hàm ý cứng cỏi, không phải là không liên quan với phụ âm nổ qu. Các tiếng mềm mại, mịn, mượt, mướt, mơn mởn, mỡ v.v. đều hàm ý mềm, không phải là không liên hệ với phụ âm lỏng m.


(Trong sách in năm 1958, dẫn theo bài “Chúng ta qua tiếng nói” của Võ Phiến)