- Để ý trung tâm khu vực văn hóa trống đồng không gồm đông nam Vân Nam. Vùng này từ lâu có nhiều người Mèo (một số di cư sang tỉnh Hà Giang nước ta). Có phải vào thời Đông Sơn họ đã ở đó rồi?

- Nước Ba nước Thục (tỉnh Tứ Xuyên), nước Ngô (tỉnh Giang Tô), nước Việt (tỉnh Chiết Giang) đều là nước của người Việt tộc, nhưng đều không thuộc vào trung tâm khu vực văn hóa trống đồng. Nước Sở (Hồ Bắc, Hồ Nam...) vốn cũng là đất Việt tộc, về sau mới có nhiều người Hoa đến ở, cũng vậy.

- Vì những trống đồng “đẹp” nhất cho đến nay đều tìm thấy ở châu thổ sông Hồng, chắc nơi đây đã là “trung tâm của trung tâm” văn hóa trống đồng...
(Thu Tứ)



Trần Quốc Vượng, “Văn hóa trống đồng”



Trống đồng không phải của riêng của Việt Nam (...)

Có cả một khu vực văn hóa trống đồng. Trên đại thể đó là khu vực Đông Nam Á, theo nghĩa rộng (...) khu vực chân núi của hệ thống Himalaya (...) khu vực của nghề nông trồng lúa nước.

Nếu ta dựng một bản đồ phân bố trống đồng (...) dễ dàng nhận thấy (...) trung tâm phân bố trống đồng (...) bao gồm phần bắc Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra, tây nam Quảng Đông, nam Quảng Tây, tây nam Vân Nam (Trung Quốc), bắc Lào, từ đó “sóng trống đồng” lan tỏa dần (...) phía nam xuống Thái Lan, Miến Điện... (...) phía bắc lên nam Hồ Nam, nam Tứ Xuyên... (...)

Khu vực văn hóa trống đồng vốn là một khu vực văn hóa phi Hoa phi Ấn (...) một khu vực văn hóa Việt tộc (...) phải nói ngay rằng nó không bao hàm hết phạm vi phân bố của Việt tộc (...) cũng không loại trừ khu vực phân bố của một số tộc phi Hoa khác, như người Bộc, người Di... (...)

Về mặt thời gian, trống đồng xuất hiện vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, trước khi các đế chế Tần, Hán bành trướng xuống nam Hoa Nam và chinh phục những cộng đồng người phi Hoa ở toàn khu vực này (...) văn minh phi Hoa bị giải thể cấu trúc (...) Trống đồng, một biểu tượng hoành tráng của văn hóa phi Hoa (...) bị bè lũ thống trị ra sức thu phá (...)

- Trống đồng xưa nhất, về mặt khảo cổ, gắn với văn hóa Đông Sơn. Hoàn toàn hợp lý, khi gọi chúng là TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN.

- Trống đồng xưa nhất, về mặt cổ sử, gắn với Lạc Việt. Hoàn toàn hợp lý, khi gọi chúng là TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT.

ĐÔNG SƠN – LẠC VIỆT – GIAO CHỈ đều là những hữu thể Việt Nam cổ.

Do vậy, từ trống đồng xưa nhất (...) có thể chắt lọc ra (...) tư duy Việt cổ.


(Trích Trần Quốc Vượng,
Trong cõi, nxb. Trăm Hoa, Mỹ, 1993. Nhan đề phần trích tạm đặt.)