Di cốt người Phùng Nguyên còn khảo sát được cho đến nay vẫn hết sức hiếm.

Bộ xương hóa thạch rất “đẹp” này đã được các nhà nhân chủng học xác định chủng tộc chưa?

(Thu Tứ)



Nguyễn Lân Cường, “Di cốt người Phùng Nguyên”



Trong khi chuẩn bị kết thúc cuộc khai quật khảo cổ học tiến hành suốt từ 15 tháng 4 năm 2010 tới nay (01/07/2010), tại địa điểm Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, bất ngờ các cán bộ của Viện Khảo cổ học đã phát hiện được 2 ngôi mộ táng nằm trong lớp đất sinh thổ, ở độ sâu 1m5. Đây là 2 ngôi mộ mà TS Lại Văn Tới - phụ trách cuộc khai quật - cho rằng thuộc văn hoá Phùng Nguyên, cách nay khoảng 4.000 năm.

Nhận được tin nhắn của PGS TS Nguyễn Lân Cường cho biết phát hiện được mộ táng đất thuộc văn hoá Phùng Nguyên, di cốt còn nguyên “đẹp” nhất từ trước đến giờ, chúng tôi tìm đến Đình Tràng, cách Cổ Loa chừng 3km. Khu di tích các nhà khảo cổ khai quật rộng 300m2 nằm ngay sát đường. Nơi đây đã diễn ra 7 lần khai quật và đặc biệt lần này, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện 2 ngôi mộ táng đất (...)

TS. Lại Văn Tới, người phụ trách khai quật lần này cho biết: Các nhà khoa học phát hiện được 11 ngôi mộ, nhưng chỉ có 8 ngôi có dấu vết xương, răng, hầu hết là của trẻ em. Mộ số 9 là ngôi mộ (...) còn giữ lại được di cốt người (...) Phùng Nguyên (...)

Dẫn chúng tôi đến ngôi mộ số 9, PGS TS Nguyễn Lân Cường hồ hởi: “(...) Người chết được chôn theo tư thế nằm ngửa, hai tay đặt xuôi dọc theo thân, đầu nghẹo sang phía vai trái. Trên đùi và hông trái có một món đồ gốm tùy táng thuộc văn hoá Phùng Nguyên, đã bị vỡ, và rõ ràng có dấu vết người xưa rắc thổ hoàng trên xương chày trái (...) Cụ này là phụ nữ, khoảng 35-40 tuổi, cao 1m55. Sọ có hình trứng và thuộc loại dài. Hốc mắt có hình chữ nhật và thuộc loại thấp, mũi rộng. Đặc biệt, có hiện tượng nhổ răng cửa. Đây là một phong tục của những cư dân thuộc văn hoá Phùng Nguyên mà chúng tôi đã phát hiện được ở Xóm Rền (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Hang Tọ (Sơn La) và Mán Bạc (Ninh Bình)…”.

Di cốt trong ngôi mộ số 9 còn nguyên hộp sọ, xương tay chân, xương sườn... (...) đã hóa thạch (...)

Theo PGS TS Nguyễn Lân Cường (...) sở dĩ xương cốt của các cụ còn đến bây giờ là do phương thức mộ táng đất. Nếu như người chết mà chôn có quan, quách, có không khí lọt vào sẽ tan rã hết nhưng với mộ đất thì xương cốt trường tồn với thời gian (...)

Thấy chúng tôi thắc mắc về tuổi của các ngôi mộ táng đất này, vì sao lại biết (...) chôn cách đây khoảng 4.000 năm, ông Cường cho biết (...) qua phân tích tuổi của hoá thạch, nhất là các răng còn lại (và) thông qua các di vật (...)

Ông Cường ngồi xuống chỉ tận nơi cho chúng tôi thấy hài cốt của tiền nhân. Hai răng cửa dưới đã bị nhổ (...) Phong tục này cũng thấy ở cư dân cổ ở miền nam Trung Quốc, Nhật Bản và châu Đại Dương (...)


(Lược trích từ bài đăng trên trang
baotanglichsu.vn và trang cand.com)