Thực tế mà nói, không phải ai cũng có thể tìm thấy niềm vui trong hiện tại. Đất cứng như đá, thậm chí chính là đá, làm sao đào giếng được! Khi đời sống quá khó khăn, hy vọng giúp dễ tiếp tục sống hơn. Nhưng nếu đã có điều kiện tương đối mà “được voi đòi tiên”, “đứng núi này trông núi nọ”, thì quả thực “có điều gì bi thảm”. “Tri (…) tiện (…) Tri (…) tiện (…)”... (Thu Tứ)



Thích Nhất Hạnh, “Hy vọng là trở lực”




Khi tôi nghiền ngẫm cái bản chất của hy vọng, tôi thấy có điều gì bi thảm. Do cứ bám lấy hy vọng ở tương lai, ta không tập trung được hết năng lực và khả năng của mình vào phút giây hiện tại. Ta dựa vào hy vọng mà tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn, rằng ta sẽ trở nên thanh thản, sẽ lên đến Vương quốc của Thượng đế. Hy vọng trở thành một thứ trở lực (...)

Sẽ không có ai ban cho ta giác ngộ, thanh thản và niềm vui. Cái giếng ở ngay trong chính mình; ta chỉ cần đào sâu vào phút giây hiện tại là nước sẽ vọt lên (...)

Văn minh Tây phương nhấn mạnh ý niệm hy vọng đến mức xao nhãng phút giây hiện tại (...) Nhiều tôn giáo lấy hy vọng làm cơ sở, do đó lời dạy đừng bám vào hy vọng này có thể gây phản ứng mạnh.

(When I think deeply about the nature of hope, I see something tragic. Since we cling to our hope in the future, we do not focus our energies and capabalities on the present moment. We use hope to believe something better will happen in the future, that we will arrive at peace, or the Kingdom of God. Hope becomes a kind of obstacle (...)

Enlightenment, peace and joy will not be granted by someone else. The well is within us, and if we dig deeply in the present moment, the water will spring forth (...)

Western civilization places so much emphasis on the idea of hope that we sacrifice the present moment (...) Many religions are based on the notion of hope, and this teaching about refraining from hope may create a strong reaction.)


(Trích dịch
Peace Is Every Step)