Thực là đã “thở hồng hộc”, thế mà nếu để lộ cái thở hồng hộc ra, thì uổng công... thở hồng hộc! Cũng phải thôi. Vì người đọc đọc không phải để nghe người viết thở! Cho người ta nghe, người ta thôi đọc đấy. Có muốn kể công thở tí, phải kể cho nhẹ, như Tản Đà: “... Thâu đêm hao tổn tinh thần / Đèn xanh chiếc bóng xoay vần từng câu!”, thì mới được. (Thu Tứ)



“Bở hơi tai mới nhẹ nhàng!”

Nguyễn Tuân




Lao động nghệ thuật là sự đánh nhau với chữ nghĩa nhưng anh phải tích lũy, lao động như thế nào để khi viết ra người đọc cảm thấy nhẹ nhàng. Phải tỏ rõ được sự hàm dưỡng trong bài văn của mình. Ðừng lộ cho người đọc thấy mìnnh phải thở hồng hộc, bở hơi tai ra. Ðúng là mình phải bở hơi tai làm việc cật lực, nhưng để đem đến cho người đọc một bài văn nhẹ nhàng, thanh thoát. Ðọc xong bài văn, câu chữ hết rồi, nhưng ý vẫn còn dư.


(
Nguyễn Tuân - người đi tìm cái đẹp, nxb. Văn Học, 1997. Nhan đề phần trích tạm đặt.)