Văn hóa chẳng ở đâu xa.



Băng Sơn, “Bữa ăn ngày thường”




Trước hết (...) Lời mời (...) Không thể nói: “Bố vào ăn cơm”. Mà phải nói: “Mời bố vào xơi cơm ạ”. Khi cả gia đình đã ngồi vào mâm đông đủ, bắt đầu cũng bằng lời mời. Lần lượt mời từ trên xuống, từng người một rồi mới được nâng bát. Lời mời cũng không được nói sõng, phải có chữ ạ sau cùng. Ai ăn xong, trước khi đứng dậy, cũng phải điệp khúc lại lời mời như bắt đầu bữa ăn (...)

Bà, hoặc mẹ, cô con gái lớn, chị con dâu bao giờ cũng ngồi đầu nồi (...) Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thả, ý tứ quan sát cả nhà; ai sắp hết bát cơm thì mình dừng tay và cơm ngay, sẵn sàng để xới cơm; không để ai phải chờ (...)

Ngồi ăn cơm không được nhai tóp tép, nhồm nhoàm, húp xuỵt xoạt (...) Có một cái thìa chan canh, không được dùng nó để húp. Muốn húp, phải múc canh vào bát riêng của mình. Múc xong phải đặt thìa thật khẽ, không để bắn canh ra ngoài.

Chấm thức ăn phải hứng bát (...) không được đưa miếng thức ăn đã chấm trực tiếp lên miệng, mà phải đặt vào bát cơm rồi và.

Trên mâm cơm có miếng ngon nhất, bao giờ bố mẹ cũng gắp nhường ông bà, và thông thường ông bà lại gắp trả lại cho cháu (...) Có khi bé em không thích, gắp trả vào bát của mẹ, và người mẹ lại nhường cho bố (...)

Bát sạch ngon cơm (...) Cụ Nguyễn Tuân sinh thời, trên mâm chỉ vài món, nhưng cái mâm phải bóng lộn, đôi đũa thật khô, cái bát thật sạch (...)


(Trích
Thú ăn chơi người Hà Nội, 1993)