“Hát” đây là hát nói, là một lối ngâm thơ. “Bài hát” đây là bài thơ.

Thơ diễn tứ bằng nhạc của lời và nghĩa của lời. Nếu đem ngâm thì nhạc của lối ngâm át mất nhạc của lời và cũng làm cho ta mất chú ý đối với nghĩa của lời.

Thơ cần được đọc lên một cách bình thường. Ta tự đọc cho mình nghe cũng được chứ chẳng cần nhờ người tốt giọng.
(Thu Tứ)



Nguyễn Văn Ngọc, “Hát ăn văn, âm nuốt nghĩa!”




Ta vẫn biết cái hát nó mà hay, thì nó ăn mất cả văn, cái âm nó mà giòn, thì nó nuốt mất cả nghĩa (...) Người hát mà hay, thì bài hát hoặc có dở (...) hồ dễ đã mấy ai để ý đến.


(Trích từ bài “Văn chương hát nói”, viết ở Hà Nội năm 1931, in lần đầu năm 1932 trong tập
Đào nương ca, in lại trong Mười thế kỷ bàn luận về văn chương, nxb. Giáo Dục, 2007. Nhan đề tạm đặt.)