“Nội lực” nói cách khác là bề cao văn hóa. Nội lực vững vàng là văn hóa cao. Dân tộc Việt Nam vốn đã “cao” lắm. Nhưng bây giờ trông cái lối không ít đồng bào đang bắt chước Tây, có dễ tưởng ta hãy còn lùn tịt! Cứ đà này, “thực thể mới” sẽ chỉ là một bản phóng của văn hóa Tây. (Thu Tứ)



Chu Quang Trứ, “Việt hóa là Việt”




Văn hóa dân tộc (...) không thể bế quan đóng kín mà chỉ có thể tồn tại trong giao lưu, trên cơ sở nội lực vững vàng để tiếp nhận những yếu tố thích hợp, rồi sản sinh ra một thực thể mới (tr. 175)

Bản sắc dân tộc (...) tạo thành trong trường kỳ lịch sử (tr. 188)

Những cái (...) có trước ở dân tộc khác, rồi sau mới có ở dân tộc ta, nhưng khi nó đã được Việt Nam hóa (...) tái tạo, thì nó vẫn là của Việt Nam, vẫn mang tính dân tộc Việt Nam (tr. 219)


(Chu Quang Trứ,
Văn Hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, nxb. Mỹ Thuật, 2002, tập I. Nhan đề phần trích tạm đặt.)