Khi nước độc lập và vua giữ được quan thanh liêm thì ngay trong “khuôn khổ của một làng” cũng không xảy ra tình trạng dân bị bóc lột tàn tệ. Quân chủ chuyên chế vẫn thường được như thế. Chỉ những khi vua hoặc ham chơi bỏ bê việc nước hoặc bị quyền thần uy hiếp thì quan mới mất phẩm chất.

Khi nước bị giặc chiếm, vua chỉ là con rối của giặc, trên thực tế giặc cai quản các quan. Giặc thì chỉ quan tâm đến quyền lợi của nó chứ đâu có thương dân mình. Miễn là quan làm tốt những việc như thu thuế, thì có bóc lột dân đến mấy nó cũng mặc kệ.
(Thu Tứ)



Trần Ngọc Vương, “Nước mất, dân khổ”




Chính trong lòng chế độ thực dân mà tầng lớp đại địa chủ đã xuất hiện. Chỉ đến đây mới có loại địa chủ vươn bàn tay vơ vét, bóc lột ra khỏi khuôn khổ của một làng, mới có ruộng “cò bay thẳng cánh” (...) Hàng trăm thứ thuế vô lý, nghiệt ngã, khốc liệt giáng lên đầu người nông dân, rồi đi phu, đi lính..., hà khắc hơn nhiều so với điều kiện sống của người nông dân dưới chế độ chuyên chế.


(Trần Ngọc Vương,
Văn học Việt Nam - dòng riêng giữa nguồn chung, nxb. Giáo Dục, 1998)