Để hiểu những chỗ khác, giống giữa người Việt Nam và người Tàu, không thể căn cứ vào tấm bản đồ chính trị nào trong hơn hai ngàn năm qua, mà phải nhìn ngược lại ba ngàn năm, nghĩa là về tới tận đầu thiên kỷ I trước Tây lịch.

Khi ấy, nước Việt Nam tương lai còn nằm trong địa bàn mênh mông của người Việt tộc và địa bàn của chủng Hoa Hạ về phía nam mới mở đến đâu đó giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Việt, Hoa mỗi bên có văn hóa riêng, hai nền văn hóa tồn tại song song. Nhưng rồi Hoa nam tiến nữa, rút cuộc vĩnh viễn chiếm vùng đất bây giờ gọi là Hoa Nam và trong hơn một ngàn năm đã chiếm luôn cả Bắc bộ và bắc Trung bộ nước ta. Sau khi quân Tàu thua trận rút về năm 939, văn hóa Tàu vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể ở Việt Nam trong nhiều thế kỷ...

“Khác trước” hết sức dễ hiểu; còn “giống sau” phức tạp hơn một chút, vì có đến hai lối giống. Lối thứ nhất xẩy ra nơi thượng tầng kiến trúc xã hội, do ta đã cố ý bắt chước Tàu. Lối thứ hai liên quan đến văn hóa, xẩy ra tự nhiên, lý do là Tàu đã phải “nuốt” luôn văn hóa Việt tộc vào bụng khi nuốt đất Việt tộc ở Hoa Nam nên văn hóa Tàu có những nét giống văn hóa Việt Nam là một văn hóa Việt tộc

Nói kỹ hơn về những tương đồng văn hóa, thì giống là giống vậy, chứ ta với Tàu vẫn còn khác nhau lắm. Là bởi trong văn hóa Tàu, nét Hoa áp đảo nét Việt tộc; trong khi trong văn hóa Việt Nam thì nét Việt tộc áp đảo nét Hoa.

(Thu Tứ)



Trần Quốc Vượng, “Khác trước, giống sau”



giữa Việt Nam và Trung Quốc (...) cái khác nhau (...) là có trước, cái giống nhau là có sau (...)

Trung Quốc đã “chữ nghĩa hóa” (nhờ ưu thế văn tự) nhiều thành tựu văn hóa của phương Nam (...) người Việt học lại (...) kinh nghiệm (...) của tổ tiên mình qua sự sửa đổi “khái niệm hóa” của (...) Trung Quốc (...) Lịch Tàu (...) Các lễ hội 5-5 (...) 15-7 (...) 15-8 âm lịch vốn đều (...) có gốc tích ở (...) phương Nam (...)

Nhiều cái giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là do Trung Quốc đã tích hợp văn hóa lúa nước vào cấu trúc văn minh Trung Hoa (...)


(Trích Trần Quốc Vượng,
Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội, VN, 2000, tr. 76-79. Nhan đề phần trích tạm đặt.)