Ai lần đầu thấy cây đàn đáy mà không lạ. Ðàn gì mà có cái cần dài quá cỡ. Thấy nó, bây giờ, điển hình là thấy trong phim, trong sách. Vì nó coi như đã lìa đời từ trước khi Nguyễn Tuân viết Chùa Ðàn. Dĩ nhiên ở Hà Nội thế kỷ 21, nó đang có mặt tại vài nơi biểu diễn ca trù. Nhưng đàn có đó chẳng qua như hồn được gọi thì về, về hết buổi lại đi, chứ đâu phải thực tái sinh. Thấy trong phim trong sách, thường chỉ thấy sừng sững cần đàn mà không thấy rõ thùng đàn. Chính xác, là không thấy mặt sau của thùng để biết là thùng không đáy! Ðàn tên đáy mà không có đáy. Mà bây giờ hình như cũng không ai thấy được tới "đáy" sự tích đàn. Chỉ biết hình như đàn đáy chỉ dùng khi hát ả đào. Một nhạc cụ phát minh cho riêng một lối hát, trên thế giới chuyện ấy có xảy ra ở đâu nữa chăng? (Thu Tứ)



Trần Văn Khê, “Đàn đáy”




Cây đờn Ðáy (...) độc đáo của người Việt (...) không có đáy (...) cần rất dài lối một thước hai (...) phím đầu gắn chính giữa đờn (...) cũng là loại ba dây mà khác hẳn San xian (tam huyền) của Trung Quốc, Shamisen của Nhựt, Sandze của Mông Cổ (tr. 361)

Cây đờn Ðáy (...) cách nhấn chùn mà không loại đờn nào có (tr. 365)


(
Hồi ký Trần Văn Khê, nxb. Trẻ, 2001, bộ 5 quyển, q. 5. Nhan đề phần trích tạm đặt.)