Qua đặc điểm ngôn ngữ, có thể thấy những nhóm người nói tiếng Tạng-Miến vừa cùng gốc với ta vừa đã xa ta từ lâu lắm rồi... (TT)



Ma Ngọc Dung, “Ngôn ngữ Tạng-Miến”



Ngôn ngữ Tạng-Miến (chẳng hạn tiếng Si La, tiếng Lô Lô, tiếng Hà Nhì, tiếng A Kha...) thuộc vào loại hình ngôn ngữ đơn lập (...) Đó là loại ngôn ngữ đơn tiết, phi hình thái, không biến hình, không có quán từ, không có số ít, số nhiều, không có giống trung, giống đực, giống cái và không chia thì quá khứ, hiện tại, tương lai... (...) thuộc nhóm ngôn ngữ cổ đại ở châu Á và đặc biệt là vùng Đông Nam Á (bao gồm cả nam Trung Quốc).

Đặc trưng nổi bật (...) là (...) có thanh điệu (và có) cấu trúc âm tiết mở (nghĩa là) tất cả âm tiết ở cuối từ đều tận cùng bằng nguyên âm (...) Ví dụ: mô tsi, mô te, thừ, xế, lỳ, xó, mị xã, xu đa, ta kho, a bo, i chụ (...)

Ngôn ngữ Tạng-Miến còn có đặc điểm khác đáng chú ý là bổ ngữ bao giờ cũng đứng trước động từ, hay nói cách khác là vị ngữ luôn ở cuối câu, dù là câu đơn giản hay câu phức tạp, ví dụ: “tôi cơm ăn”, “tôi mặt rửa”, “tôi mắt nhắm”, thay vì “tôi ăn cơm”, “tôi rửa mặt”, “tôi nhắm mắt” (...) tính từ luôn đi trước danh từ, ví dụ: “tay cánh”, “tay bàn”, “chân ngón”, “nước thác”, “tôi mẹ”, thay vì “cánh tay”, “bàn tay”, “ngón chân”, “thác nước”, “mẹ tôi” (...)

Qua những đặc điểm cơ bản trên đây, chúng ta có thể nhận xét rằng ngôn ngữ Tạng-Miến tuy có nền là (...) loại ngôn ngữ phổ biến từ thời cổ đại ở phương nam nhưng có pha trộn những đặc điểm của ngôn ngữ phương bắc (...)

(Bảng liệt kê đối chiếu một số từ trong tiếng Si La và tiếng A Kha)

Qua bảng liệt kê trên đây, chúng ta có thể nhận ra một điều là (...) các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (...) do sự thiên di của các dân tộc diễn ra khá sớm và phức tạp (...) số từ giống nhau chỉ vào khoảng 10% (...)

Tuy nhiên, nếu xét (...) ngữ pháp (một yếu tố khá bền vững của ngôn ngữ) thì giữa các thứ tiếng này hầu như vẫn còn giữ lại được những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ tộc người (...)

Tiếng mẹ đẻ là di sản mà mỗi tộc người mang theo suốt chiều dài lịch sử của mình (...) là sợi dây gắn kết các thế hệ tộc người lại với nhau (...) Tiếng mẹ đẻ xã hội hóa mỗi cá nhân trong cộng đồng tộc người nhất định, nghĩa là xác định họ thuộc về tộc người nào.


(Trích Ma Ngọc Dung (chủ biên),
Văn hóa Si La, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, VN, 2000. Nhan đề phần trích tạm đặt.)