“Cảnh chẳng những đẹp mà còn hùng”.

Người thì “chất phác và đôn hậu”, giữ gìn truyền thống dân tộc, có tinh thần đoàn kết và “tinh thần chống Pháp (...) mạnh”.

Hèn gì được “tôi mến nhất”.
(Thu Tứ)



Nguyễn Hiến Lê, “Từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh”




Tôi đi khắp miền Tây (...) đâu đâu tôi cũng thấy dân quê chất phác và đôn hậu (...)

Hạng cựu học vẫn giữ được phong độ, được dân chúng kính mến và tin tưởng; nhờ vậy hạng tân trí thức chưa đến nỗi vong bản, và giữa các giới có một tinh thần đoàn kết ngấm ngầm chống lại Pháp; thành thử sau tám chục năm cai trị, ảnh hưởng của Pháp ở đây chỉ như một lớp sơn

Tôi mến nhất miền từ Hồng Ngự tới Cao Lãnh (...) Cảnh chẳng những đẹp mà còn hùng. Con sông Tiền Giang ở những chỗ đầu cồn và cuối cồn, rộng có tới hai ba cây số, gặp mùa lụt lớn (...) một biển nước

Miền Hồng - Cao (...) là nơi phát sinh nhiều nhà cách mạng. Nhờ có những khu phì nhiêu mà sự học mới phát đạt (...) truyền thống (...) dễ giữ vì miền này hẻo lánh, ảnh hưởng của Pháp khó tới (...) rồi lại nhờ cảnh thiên nhiên hoang vu, hùng vĩ, người ta phải phấn đấu, quen xông pha, biết đoàn kết, sau cùng nhờ có cánh đồng Tháp (...) muốn trốn lúc nào cũng được, nên tinh thần chống Pháp càng mạnh (...)


(Trong
Ðể tôi đọc lại, nxb. Văn Học, 2001. Nhan đề phần trích tạm đặt.)