Ở Âu châu vốn chỉ có một giống người, nên câu chuyện truyền thống rất đơn giản, đại khái như T.R. Reid nói.

Ở Đông Á, tính từ khi con người đã khá văn minh, có hai chủng tộc lớn song song tồn tại, là Việt tộc và Hoa tộc. Tuy Hoa lấn Việt, nhưng nơi nào Việt còn độc lập thì ảnh hưởng của Hoa trong xã hội Việt chỉ mạnh ở tầng lớp cai trị mà thôi. Dân tộc Việt Nam giữ bền truyền thống văn hóa riêng, những quan niệm về đạo đức của ta không phải gốc nơi thư kinh Tàu!

Nhưng tuy không phải gốc Tàu, đạo lý truyền thống ở Việt, Hàn, Nhật cũng đều đặt lợi cho cộng đồng lên trên quyền của cá nhân y như Nho giáo. Vì thế mà có cái chuyện “nhất trí” như Reid quan sát thấy.

(Thu Tứ)



Reid, T.R., “Xã hội Đông, Tây” (3)




Người Đông Á chẳng những có khuynh hướng nhất trí về những giá trị đạo đức căn bản, mà còn nói chung đồng ý với nhau về nguồn gốc của chúng. Đa số cho rằng tinh thần Đông phương xuất phát từ “Tứ thư, Ngũ kinh” của Trung Quốc (...)

Thực ra điều này (tức ảnh hưởng bền bỉ của văn hóa xưa) không phải chỉ thấy ở Đông Á (...) Cái tinh thần Tây phương mà ta vẫn cho là nền tảng của những xã hội Âu Mỹ dân chủ, thượng tôn cá nhân, tự do thị trường hiện nay, tinh thần ấy gốc ở những lời dạy của Socrates (một nhân vật có vai trò khá giống Khổng tử) và từ Thánh kinh, là tác phẩm trong đó có vài phần cũng xưa không kém những “thư” và “kinh” vừa nói trên (...)


(Trích dịch từ T.R. Reid,
Confucius Lives Next Door, nxb. Random House, New York, Mỹ, 2000, tr. 17-18. Reid là một phóng viên của The Washington Post và từng là trưởng văn phòng đại diện của báo này ở Luân-đôn và Đông Kinh. Nhan đề phần trích dịch tạm đặt.)