Nhận định của Hoài Thanh về thơ Mới đã từng bàn (1), nay xin bàn thêm một chút.

“Những lối thơ xưa phục hưng” trở nên “mềm mại hơn”. Đúng. Nhưng sở dĩ phục hưng được, ấy bởi vốn mềm! Hễ không mềm thì “tan”! Cụ thể:

- Thơ lục bát nhờ “mềm như nước” nên sau phục hưng vẫn y như trước phục hưng!

- Thơ hát nói cũng rất mềm nên dễ dàng hóa thành thơ tám chữ.

- Thơ Đường luật cứng ngắc nên “tan” ra thành thơ bảy chữ và thơ năm chữ.

Tại sao 7768 khó phục hưng? Vì tuy du dương hơn cả lục bát, nhưng về cấu trúc thể ngâm rất cứng. Nó chỉ thích hợp cho việc đủng đỉnh ngâm nga mà thôi (2), là việc không còn hợp thời. Nó tan thành lục bát và những câu thơ bảy chữ Việt...

(Thu Tứ)

(1) Xem bài Thơ Mới Là Thơ Cũ Làm Mới của Hoài Thanh.
(2) Xem bài Thể Song Thất Lục Bát của Phạm Thế Ngũ.




Hoài Thanh, “Thơ Mới mềm mại hơn”



Những lối thơ xưa phục hưng đều có biến thể ít nhiều. Nó mềm mại hơn.


(Trích Hoài Thanh,
Thi nhân Việt Nam, 1942, nxb. Hoa Tiên (SG) tái bản năm 1968, tr. 49. Nhan đề phần trích tạm đặt.)