Hãy nghĩ đến một lớp học thời Nho học. Học trò làm bài xong thì nộp lên cho thày chấm. Thày đọc rồi sổ chỗ dở khuyên chỗ hay, bài nào dở quá, sổ toẹt luôn, bài nào xuất sắc thì để riêng ra để chốc nữa bình… Tất nhiên thi đàn không phải là một lớp học. Bởi không có học trò, mình chớ nên làm thày giáo. Thi đàn giống một vườn hoa. Mình nên làm người thưởng hoa, nhẩn nha ngắm ngửi, rồi suýt soa, trầm trồ hoa đẹp hoa thơm… (Thu Tứ)



Hoài Thanh, “Bình khác, phê khác”




Cái điều (...) tôi đã làm từ trước đến nay chủ yếu là bình thơ. Ngay những bài gọi là phê bình của tôi phần lớn đều nặng tính chất bình thơ (...) Bình khác, phê khác (...) Nói phê - cũng có nghĩa là nói đánh giá - thì thơ hay, thơ dở, thơ nào phê cũng được. Còn bình, ít nhất là bình theo kiểu của tôi, thì chủ yếu là bình thơ hay, bình cái hay của thơ. Thỉnh thoảng có nói đến cái dở thì cũng chỉ cốt làm nổi cái hay.


(
Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, nxb. Văn Học, 1982. Nhan đề phần trích tạm đặt.)