“Biển tiến, biển lùi”

Vũ Tự Lập




Biển tiến Phan-đri-an vẫn dao động dâng, rút, đồng bằng hiện đại chưa hình thành, song do sức ép dân số, do phát triển kinh tế mà người Hòa Bình muộn đã bắt đầu “bung” ra khỏi các thung lũng (...) để theo các dòng chảy tiến ra vùng trước núi

Vào lúc cực đại của đợt biển tiến Holocene trung cách đây từ khoảng 7000 - 4000 năm “bờ biển tiến sâu vào đất liền phủ kín đồng bằng sông Hồng từ Chương Mỹ vòng lên Ðan Phượng, Hà Nội rồi sang Phả Lại. Mực nước biển lúc này cao hơn bây giờ tới 4m” (...) đồng bằng sông Hồng lúc đó (...) chỉ bao gồm miền trung du của đồng bằng sông Hồng hiện nay (...) (tức) vùng đồng bằng hẹp quanh vịnh Hà Nội

Biển tiến Holocene trung với mực nước biển dâng cực đại cao hơn mặt nước biển ngày nay khoảng 4m vào thời điểm cách đây khoảng 6000 năm

Cuối thiên kỷ III (trước Tây lịch) (...) biển (...) bắt đầu từ từ rút (...) “Ðến Holocene muộn (...) 4000 - 2000 năm (...) trên con đường rút để đạt bờ biển hiện nay, biển ít ra (...) đã ngừng nghỉ 3 lần, tạo ra các dải cồn cát song song thấp dần. Cách đây 2700 năm bờ biển nằm ở Mỹ Ðức, Thường Tín, Hải Dương, Ðông Triều”

Từ 2700 đến 2000 năm cách ngày nay (...) biển tiếp tục rút (...) đường bờ biển chuyển dịch xuống (...) Ninh Bình, Nam Ðịnh, Vĩnh Bảo, Ðông Triều. Khung thời gian của đợt biển rút này về cơ bản phù hợp với khung thời gian tồn tại của văn hóa Ðông Sơn





(Dẫn theo Chử Văn Tần trong
Văn hóa Ðông Sơn - Văn minh Việt cổ, nxb. Khoa Học Xã Hội, 2003. Bản đồ cũng của Vũ Tự Lập, trích từ bài viết của Vũ Thế Long trong sách Văn hóa Ðông Sơn ở Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Hà Văn Tấn chủ biên, nxb. Khoa Học Xã Hội, 1994)