Những người Nùng Phàn Sình ấy, họ vốn là thế nào với người Kinh Bắc? Và bây giờ họ ra sao? (TT)



Đặng Văn Lung v.v., “Quan họ là gì”




Ngôn ngữ Việt - Mường (...) để chỉ một tập hợp người nào đó (...) dùng những từ “bon, buôn, buan” (...) Theo chúng tôi, chữ “quan” trong quan họ chỉ là (...) chuyển âm từ “bon, buôn, buan” (...)

Theo chúng tôi, “ho” là một âm cổ mà sau này đã chuyển ra “ta” (…) trong tiếng Việt hiện đại (...)

(Tức) Quan họ chỉ có nghĩa là (...) BỌN TA.

Có dân ca nào trên đất nước ta đặt tên như vậy chăng? - Người Nùng Phàn Sình ở cách đất quan họ vài mươi ki-lô-mét có cách đặt tên cho dân ca như vậy. Ðó là lối hát “xoong hau” (...) Xoong hau nghĩa là “đôi chúng ta” (...)

Chúng tôi đã so sánh dân ca quan họ với xoong hau, và đặc biệt đã nhấn mạnh sự giống nhau giữa hai cách “kết bọn”, cách “hát đôi”, đến câu chào hỏi, đến lối hát giữa chợ và mời bạn về nhà, từ tổ chức nhà chứa đến tổ chức kết nghĩa; và nếu đi sâu vào cách ăn mặc (...) ngày hội quan họ, ta sẽ thấy bộ quần áo ấy là bộ quần áo xoong hau thường mặc (…) giống từ bộ xà tích đeo hông, đến cái nón bằng che nửa miệng (1) (…)

“Bọn ta” có nghĩa là gì?

Cả hai bên quan họ đều gọi nhau là “quan họ”, tức đều gọi nhau là “bọn ta”. Chính là vì họ đã có quan hệ về kết nghĩa (...) “Bọn ta” còn chính là khi hát phải có lề lối (…) Như vậy (...) từ quan họ có liên quan đến nguồn gốc quan họ (...) Quan họ được kể bắt đầu từ khi có “bọn ta” tổ chức kết nghĩa (…) từ khi hát có lề lối (…)


(Ðặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý,
Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển, nxb. Khoa Học Xã Hội, 1978, tr. 195-197)







_________
(1) Quan họ có áo bộ ngày hội khác với áo mặc thường, tuy cùng là áo dài bằng lụa the.