Mẹ là tiên ở trên rừng, Cha là rồng ở dưới biển. Thế mà rồi ta “xa rừng nhạt biển”(lời Trần Quốc Vượng).

“Khoai lang nhiều giống nhưng loại trừ một số ít mới du nhập (...) còn lại đều được gọi là khoai
chiêm”. Gọi thế có phải vì nó gốc Chiêm, là một trong nhiều món Chiêm mà ta đã đem ra bắc sau những cuộc nam chinh?

(Thu Tứ)



Nguyễn Từ Chi, “Người Bắc và biển”



Biển đóng một vai trò mờ nhạt trong đời sống của người dân Bắc bộ.

Họ ít biết ăn cá biển, có nơi sợ ăn cá biển, chỉ thích ăn cá ao cá sông. Khắp vịnh Bắc bộ không có nơi nào làm nước mắm (...) Vịnh Bắc bộ vào sâu nhưng nông, ít cá (...) hải lưu (...) cá nhiều (...) ở ngoài xa (...) Thời sơ sử kỹ thuật đánh cá thấp nên thu không được nhiều cá (...)

Vịnh Bắc bộ lại ở xa đường hành thương quốc tế, nên ít có buôn bán ở biển (...)

Người Việt (miền Bắc) gặp biển nẩy ra hai cách ứng xử:

- Một là với truyền thống nông nghiệp, họ quai đê lấn biển, nghĩa là đắp đê bao lấy những bãi sình lầy mới bồi, ngăn cách chúng với biển. Đất phù sa mới ấy dĩ nhiên chua và mặn, họ rửa mặn, khử chua, thuần hóa đất dần dần rồi đưa vào trồng trọt (...) Nông nghiệp ven biển (...) còn có một hình thức khác (...) là canh tác ngay trên bãi cát (...) Những bãi sình lầy sú vẹt do phù sa các con sông bồi đắp, so với cả vùng ven biển thì không nhiều. Đất miền duyên hải chủ yếu là đất cát. Trên miền đất cát này tồn tại một dạng nông nghiệp đặc biệt (mà) cây trồng chính là khoai lang (...) Ca dao có câu: “Trăng rằm đã tỏ lại tròn / Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi” (...) Khoai lang nhiều giống nhưng loại trừ một số ít mới du nhập (...) còn lại đều được gọi là khoai chiêm (...) chiêm lương, chiêm đỏ, chiêm bầu, chiêm đỏ đọt, chiêm sắt v.v. (...)

- Hai là (...) có đánh cá, nhưng vẫn hướng về nông nghiệp. Làng thường bám vào các nơi có thể trồng trọt được, mọi sinh hoạt hoàn toàn trên đất liền (...) Kỹ thuật đi biển thấp, không cho phép họ ra khơi ngoài 40, 50km và chỉ đánh cá một mùa, mùa biển lặng, còn lại vẫn phải kiếm sống thêm bằng các nghề khác, phần lớn đều làm nông (...) Bộ phận thủy cư là một biệt lệ không đại diện cho cư dân ven biển (...)


(Nguyễn Từ Chi,
Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, nxb. Văn Hóa Dân Tộc, 2003, tr. 649-655. Nhan đề phần trích tạm đặt.)