Ta bây giờ gọi cái văn vật bằng đồng ấy là trống là gọi theo người Tàu, chứ ai biết tổ tiên ta đã gọi nó thế nào, có gọi bằng tên của thứ nhạc cụ bằng gỗ bịt da đâu đâu cũng có hay không? (Thu Tứ)



Đôn Truyền, “Trống đồng không phải là trống”




Tên của vật (...) đó có thực là trống (...)

Trong tâm thức của dân tộc ta, Trống - ở một góc độ nào đó - mang ý nghĩa tâm linh (...) Trống cái (...) trống tế (...) trống rước (...) trống ban, trống đế, trống bản, trống bỏi, trống cơm v.v. Tất cả những sắc thái biểu hiện ở các cấp độ khác nhau đó đều dựa trên yếu tố vang (...) Tiếng vang càng lớn uy lực càng cao (...) Ấy vậy mà trống đồng lại không vang!

Sự “không vang” này đã gây khó khăn cho tôi khi soạn nhạc (cho) các điệu múa Âm vang trống đồng (1) Tôi đã phải tạo ra tiếng trống đồng “lý tưởng” (...) bằng cách trộn hai âm sắc của trống cái và chiêng để nó vừa có độ trầm hùng vang động của trống, vừa có sự âm vang kim khí linh thiêng của chiêng. Và như vậy tiếng trống đồng là do tôi ngụy tạo ra chứ bản thân nó không vang như vậy!

Mặt trống đồng đầy rẫy những nét hoa văn trang trí nổi, triệt tiêu tối đa cơ chế vang. Cộng thêm cung cách phát âm bằng “chầy” giã xuống mặt trống (...) thay vì động tác “đánh” (...) truyền thống (...) Như vậy, xét trên góc độ âm nhạc học, “trống đồng” không ở trong họ nhà trống. Trong lịch sử biên chế dàn nhạc dân tộc từ xa xưa cũng không có “trống đồng”.


(Ðôn Truyền, “Trống đồng qua lớp sương mờ lịch sử”,
99 Góc nhìn văn hiến Việt Nam, nhiều tác giả, nxb. Thông Tấn, 2006. Nhan đề phần trích tạm đặt.)










___________
(1) Biên đạo múa: Vương Thào - Ðoàn ca múa dân gian Việt Bắc - Tiết mục Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc (năm nào?).