Nghe kỹ thuật, nghĩ đến máy móc. Nghe nghệ thuật, nghĩ đến tự nhiên. Máy móc thì cứng đơ, bất biến. Tự nhiên thì uyển chuyển, biến hóa. Không phải máy không thể đẹp, nhạc nhấn mạnh kỹ thuật không thể hay. Ai thích vẻ đẹp của máy, vẻ hay của nhạc tinh xảo cứ việc thích, chỉ xin đừng tưởng rằng cái đẹp ấy cái hay ấy là cao hơn cái đẹp của tự nhiên, cái hay của nhạc mỗi lần biểu diễn một khác. Đây Trần Văn Khê so nhạc Việt với nhạc Tàu. Nếu đem so Việt với Tây thì chỗ khác nhau còn dễ thấy hơn, vì nhạc Tây lại càng nhấn mạnh kỹ thuật. (Thu Tứ)



Trần Văn Khê, “Nhạc Việt, nhạc Tàu”




DANH CẦM TRUNG QUỐC HỌC NHẠC VIỆT NAM (...) năm 2000 (...) môn sinh mới (...) danh cầm đờn tỳ bà tên Liu Fang (...) Lưu Phương (...)

Tôi cho biết hai nền âm nhạc khác nhau ở điểm nhạc Trung Quốc chú ý nhiều đến kỹ thuật điêu luyện còn Việt Nam đặt trọng tâm về mặt nghệ thuật và tình cảm. Bài bản của Trung Quốc thường cố định trong khi bài bản Việt Nam biểu diễn theo cách học “chân phương” mà đờn “hoa lá” tức là có thêm thắt thay đổi


(
Hồi ký Trần Văn Khê, nxb. Trẻ, 2001, bộ 5 tập, tập 5, tr. 321-323. Nhan đề phần trích tạm đặt.)