Thời Đào Duy Anh lập thuyết về nguồn gốc văn hóa Đông Sơn, do thiếu tư liệu các nhà khảo cổ đều nhầm tưởng cư dân bản địa trước Đông Sơn là những người còn rất lạc hậu, do đó Đào Duy Anh cho rằng văn hóa Đông Sơn hoàn toàn do di dân Việt tộc từ Giang Nam xây dựng nên. Trống đồng dĩ nhiên là phát minh của di dân.

Đến thời Bình Nguyên Lộc, nhờ những khám phá quan trọng của khảo cổ Việt Nam từ cuối thập kỷ 1950, người ta biết cư dân bản địa trước Đông Sơn đã từ lâu tiến tới thời đại đồng thau. Bình Nguyên Lộc cho rằng sau khi người Việt tộc Giang Nam di cư xuống, cư dân bản địa vẫn tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo cộng đồng, Hùng Vương là người bản địa... Nhưng ông nghĩ trống đồng là một phát minh của Việt tộc bên Tàu mà di dân mang theo...
(Thu Tứ)



“Trống đồng từ xa đến”

Bình Nguyên Lộc




Ðào Duy Anh đã tìm được một lô cổ thư Trung Hoa nói về trống đồng của dân Việt ở Hoa Nam (tr. 55)

Chính sử Tàu mà ông Ðào Duy Anh đã tìm được hằng lô quyển (...) nhận rằng trống đồng thau là phát minh của chủng Việt hồi họ còn ở bên Tàu (tr. 664-665)

Trống đồng là phát minh đợt II (...) mặc dầu (...) đợt I vẫn tự lực tiến đến thời đại đồng pha rồi, khi bọn đợt II tới nơi (tr. 354)

Trống đồng (...) là phát minh tại địa bàn Hoa Nam (tr. 792)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)