“Vượt”, Bình Nguyên Lộc cho nghĩa là “vượt qua sông Hoàng Hà”, vì theo ông người Lạc Việt vốn sống ở phía bắc dòng sông này, sau khi “cổ thiên tử” của họ là Xy Vưu bị thủ lĩnh chủng Hoa Hạ là Hiên Viên đánh bại, họ bỏ đất mà chạy, một số chạy về phía nam, “vượt Hà”, xuống đất Sở. Về sau, người Tàu gọi họ là “Việt Vượt” vì nhận ra đây chính là những người xưa kia đã cư trú phía trên sông Hoàng Hà. (TT)



Bình Nguyên Lộc, “Bốn chữ Việt trong tiếng Tàu”




Chữ Việt nguyên thỉ (...) cuối đời nhà Thương (...) có thể có nghĩa là cái rìu (...) Việt là (...) phiên âm (...) danh từ dân Việt dùng (...) để chỉ món (đó) (tr. 154)

Khi Khổng Tử san định Kinh Thư thì chữ Việt bộ Mễ mới thấy xuất hiện (tr. 154)

Chữ Việt thứ nhì là Việt bộ Mễ, dùng để chỉ dân Việt ở nước Sở, tức là thứ dân Việt hỗn độn trong đó có chi Âu mà cũng có chi Lạc (tr. 307)

Đến đời Xuân Thu (...) chữ Việt nguyên thỉ biến thành cái đuôi của chữ (...) Việt bộ Mễ (...) dân Việt đời Chu đã tiến lên nông nghiệp thì không (...) chỉ họ bằng lưỡi rìu độc đáo của họ nữa, mà bằng (...) lúa gạo (tr. 781)

Chữ Việt thứ ba (...) có nghĩa là vượt qua (tr. 783)

Họ (...) thấy (...) Âu có khác nhau chút ít với Lạc nên bày ra tự dạng thứ ba (...) không dùng tự dạng bộ Mễ để chỉ Lạc (...) nữa mà dùng để chỉ dân Âu (mà thôi) còn (Lạc) thì chỉ bằng tự dạng mới (tr. 784)

Việt Vượt chỉ chi Lạc (tr. 801)

Chữ Việt thứ tư (...) xuất hiện vào đời Hán, trong quyển Hoài Nam Tử của Lưu An (tr. 785)

Lưu An nói chuyện Tần Thỉ Hoàng đánh Lĩnh Nam mà ở Lĩnh Nam thì người Tàu phải điên đầu với lu bù thứ Việt: Nước Ðông Âu, nước Tây Âu, nước Mân Việt và hằng chục nhóm Việt nhỏ chưa lập quốc sống cài răng lược giữa hai ba quốc gia đó (tr. 786)

Tự dạng thứ tư (...) nói lên cái ý niệm Bách Việt, cái ý niệm không còn phân biệt được nữa (...) hay nhất là nó trở lại với ý niệm lưỡi rìu thuở ban đầu (tr. 786)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971)