Để hiểu tại sao “một âm của chúng ta không cố định”, xin đọc “Phải đẻ, trái nuôi”. Nhấn nhá làm cho âm liên tục thay đổi. Làm sao có thể “ký” bằng nốt cái thứ âm “động” đó?(1) Chỉ có thể dùng tai mà nghe rồi “ký” thẳng nó vào bộ nhớ của óc thôi. (Thu Tứ)

(1) Nhấn nhá sơ sài có lẽ có thể ghi... sơ sài bằng ký hiệu. Nhưng nhấn nhá mà “tạo ra cái hồn” của nhạc, nó tinh tế lắm, ghi nó xuống giấy làm sao được.



Trần Văn Khê, “Ký làm sao được cái âm động”




Hồi ký Trần Văn Khê, nxb. Trẻ, 2001 (5 quyển), q. 3, tr. 289-290

Phương Tây dạy theo ký âm là rèn luyện cho mắt (...) Mắt thấy dấu hiệu gì tay làm theo dấu hiệu đó (...)

Phương Ðông dạy theo truyền khẩu là tập cho tai nghe và vận dụng trí nhớ (...) không tùy thuộc phản xạ mà (...) in vào trí nhớ (...) lỗ tai, trí nhớ rồi mới đến bàn tay (...)

Hồi ký Trần Văn Khê, q. 5

Người Việt Nam khi đờn phải nhấn nhá, hát thì phải luyến láy (tr. 78)

Những bực thang âm của các nước trên thế giới, kể cả Trung Quốc, đều cố định. Nhưng thang âm của Việt Nam (...) lại thay đổi biến hóa vô cùng (...) một âm của chúng ta không cố định (...) Cấu trúc âm nhạc Việt Nam cũng rất linh động (...) tức là động và mở chớ không tịnh và đóng như nhạc phương Tây (tr. 79)