Sau khi vào chùa ngâm mình trong “giếng trời”, nếu có thì giờ nên ra sân chùa chọn một hàng nước dưới gốc cây mát mẻ mà ngồi thưởng thức món chè lam Thạch Xá, dĩ nhiên với chén chè Thái. “Tây Phương” là đây! (TT)



Tô Hoài, “Chùa Tây Phương”





Ảnh khuyết danh


Chúng tôi lên chùa Tây Phương. Con đường đất dưới cánh đồng, tường đá ong cạnh bụi ruối rậm rạp cổ quái (...)



Ảnh khuyết danh


Vườn chùa bọc quanh chùa gắn bó làm một với dáng dấp cả ngôi chùa. Những rặng song và mây cuốn dày đặc tường đá ong dưới những chùm hoa móng rồng vàng muốt bên tán lá rậm xanh đen (...)

Nguyễn Cao Luyện chỉ cho tôi nhìn ra cái ánh sáng lạ lùng của những “thiên tỉnh” từ một khoảng “giếng trời” giữa quãng trống hai bên mái chùa hắt xuống. Trước hôm chơi Tây Phương, Nguyễn Cao Luyện đã dặn tôi chú ý cái ánh sáng “thiên tỉnh” ấy. Ánh sáng huyền ảo mà lại không thật (?) từ trên cao, từ khe cửa trước, cửa hậu, cửa nách, mảnh tấm màu lụa, màu tằm chồi quyện với hơi mát dịu lẫn mùi hoa mộc, hoa sói vừa chín, mùi nước mưa mới ngoài bể nước. Bỗng hai hàng những pho tượng ngồi trong kia, khuôn mặt đượm màu sáng trắng hiền hậu, trông các vị phật cũng như những người trong nhà.

Có phải, quầng ánh sáng hình (?) giữa hai đầu mái nhà, mép tường những cái giếng trời đã đem lại cái mát nhè nhẹ của hơi đất nước và mùi hoa hương ở mỗi nhà ta, đôi lúc phảng phất, là đầu nối kiến trúc truyền thống từ nếp nhà tranh tre đến ngôi chùa.



Ảnh khuyết danh



Ảnh khuyết danh



(Trích từ bài Chùa Tây Phương trong
Bút ký, nxb. Hội Nhà Văn, 2000)