Lê Văn Hảo v.v., “Rừng cấm nam Cát Tiên”






Ảnh Nguyễn Anh



Rời TP HCM, dọc theo đường 20 lên Ðà Lạt, khi sắp sửa từ giã vùng đồng bằng xanh tươi rộng lớn để chuẩn bị leo đèo, một con đường trải đá về phía trái, ở cây số 140, sẽ dẫn đến (...) khu rừng cấm Nam Cát Tiên.

Nam Cát Tiên (...) nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, tọa lạc ngay trên biên giới của ba tỉnh Ðồng Nai, Sông Bé, Lâm Ðồng (...) diện tích (...) 35.000 ha.




Ảnh khuyết danh



Rừng (...) vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có một số dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước trắng xóa (...) quanh co, lượn khúc (...) nhiều bãi cát vàng rộng như bãi tắm tự nhiên (...)

Giữa sông nổi lên một số hòn đảo chạy dài theo dòng nước (...)

Ðặc biệt giữa các cánh rừng già, chằng chịt dây leo, còn lộ ra những thung sâu (...) quanh năm râm mát, là nơi rất nhiều phong lan (...) tạo thành khu Vườn Treo kỳ thú. Ði quá vào bên trong, bờ nước của các bầu rộng mênh mông dần hiện ra trước mắt. Quanh bầu cây cối thưa dần, nhường chỗ cho đám cỏ cao, có thể chìm ngập trong mùa nước lớn.

Nam Cát Tiên (...) nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu đồng bằng và khí hậu miền núi (...) nên có nhiều kiểu rừng (...) vừa giàu loại cây gỗ quý (...) vừa phong phú loài chim, thú quý.

Ði ven sông, theo con lộ chính “xuyên lâm”, nhìn về phía tay trái sẽ có dịp ngắm các kiểu rừng già hỗn giao. Có lúc con đường dẫn xuyên qua dưới tàn cây gỗ lớn um tùm của kiểu rừng họ đậu như gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ mật v.v., có khi đi xen giữa các rặng cây thân nhẵn bóng, trắng phau của kiểu rừng rụng lá như bàng lang. Ðôi chỗ, rừng thưa, ít cây gỗ lớn, lại hiện ra các đám cây muồng hoa đào với những chùm hoa phớt hồng buông thõng như chùm phong lan, muồng hoa vàng mỗi vụ hoa lại phủ kín tán cây bằng những chùm hoa vàng, muồng đen hoa có cánh xòe rộng và thưa như cánh bướm non...




Ảnh khuyết danh



Bên tay phải của con đường, ầm ì một dòng chảy. Nếu chui luồn qua đám rừng rậm nhiều cây leo, bụi tre, chẳng mấy chốc sẽ thấy mở ra trước mắt một bờ nước trắng xóa. Ðây là thác Trời, ghềnh thác kỳ thú nhất ở Nam Cát Tiên (...)

Tiếp tục băng rừng, qua các thung sâu, sẽ đến bầu Sấu (bầu là nơi đất trũng quanh năm ngập nước nằm giữa một khu rừng). Ðây là nơi chứa nước rộng nhất của Nam Cát Tiên, nằm gần như ở trung tâm (...) Chèo một con thuyền nhỏ, có thể len lỏi dưới các cành cây gỗ lớn (...) lòng bầu đầy các loại cá (...) đặc biệt có loài sấu nước ngọt.

Ven bầu là gò cao, có cây gỗ thưa, nhiều lùm bụi, vô số chim tụ tập, nhất là vào mùa khô khi những sân chim khác hiếm nước (...)




Ảnh khuyết danh



Nam Cát Tiên cũng là nơi lắm loài thú ăn cỏ cũng như ăn thịt. Ðặc sắc hơn cả có tê giác một sừng (...) rất khó gặp (...)

Nếu đi theo con đường dẫn đến núi Tượng, sẽ đến “vương quốc” của các cảnh rừng họ dầu - một họ cây của phương nam (...) rừng cao vút, tán che rợp cả mặt đất. Dưới các gốc cây dầu cao lớn, cây cỏ mọc thưa thớt và lá khô phủ đầy (...) chỗ cắm trại tuyệt vời.

Còn nhiều con đường khác (...) Cảnh trí ở Nam Cát Tiên thay đổi theo từng bước đi (...) luôn dành cho ta nhiều bất ngờ (...)




Ảnh khuyết danh





Ảnh khuyết danh





Ảnh khuyết danh



(Trích
Việt Nam non nước thần tiên của Lê Văn Hảo, Trần Hợp, Nguyễn Hồng Ðảng, nxb. Khoa Học Và Kỹ Thuật, 1989)








<











br>