Họ bán mình chịu mua, bổ sấp bổ ngửa chạy đi mua, giành giật nhau mua. Cứ hễ Tây là hay, bất kể Tây truyền thống hào nhoáng trịnh trọng hay Tây hiện đại hào nhoáng bình dân. Dĩ nhiên nhạc Tây có thể hay chứ, thậm chí có thể có những tác phẩm vượt được tường văn hóa mà vào lòng ta cách chính đáng chứ. Vấn đề ở đây là dù nhạc Tây dở, ta vẫn sẵn sàng rước vào tai. “Vai mang bị bạc kè kè, nhạc quấy nhạc quá nẫu nghe ầm ầm”! “Bạc” nó không chịu ở trong “bị” của ai lâu đâu. Tây có thể “bị gậy” đến nơi rồi. Thì ta tranh nhau lại “thờ” văn hóa Tàu, có sao đâu. Và khi đến phiên ta “kè kè bị bạc”, ta sẽ trở lại quý văn hóa ta, có sao đâu. Ờ, có sao đâu. “Ð. mẹ nhân tình đã biết rồi...” (Nguyễn Công Trứ).(Thu Tứ)



Trần Văn Khê, “Cuộc tấn công văn hóa”




Trên thị trường (...) tràn ngập đĩa hát, chương trình phát thanh, video, truyền hình, phim điện ảnh do các nước tiên tiến về kỹ thuật tung ra, bán khắp nơi (...) cuộc “tấn công văn hóa”.


(Trần Văn Khê,
Tiểu phẩm, nxb. Trẻ, 1997, tr. 49, 55. Nhan đề phần trích tạm đặt.)